Chương 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ GDMN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG HIỆN NAY
2.3. Quy mô phát triển giáo dục mầm non huyện Vĩnh Bảo
- Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em. Cần quán triệt quan điểm coi đầu tƣ cho giáo dục mầm non là đầu tƣ cho phát triển chiến lược, lâu dài; cũng là đầu tư cho chiến lược con người nhằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố và đất nước.
- Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và toàn xã hội nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em, thực hiện tốt mục tiêu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” và đảm bảo các mục tiêu về an sinh xã hội.
- Các cấp chính quyền và các ngành chức năng có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục mầm non; hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non. Ƣu tiên đầu tƣ cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Phát triển giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, xu hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, của từng vùng miền, của mỗi địa phương trên nguyên tắc đảm bảo công bằng trong quyền được thụ hưởng giáo dục mầm non một cách toàn diện, khoa học, hiệu quả.
- Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm sự đồng bộ, tiên tiến, phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào bậc tiểu học và có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mở rộng thường xuyên và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cộng đồng xã hội nhằm phối hợp, đa dạng hoá các phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2.3.2. Mục tiêu
2.3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển giáo dục mầm non với qui mô và loại hình thích hợp trên mọi địa bàn dân cƣ. Chuyển đổi loại hình giáo dục mầm non theo Luật Giáo dục trên cơ sở đảm bảo ổn định và phát triển, phù hợp với yêu cầu và điều kiện kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tế - xã hội của thành phố, đảm bảo công bằng giữa các loại hình giáo dục mầm non. Đa dạng hoá các phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ em; phấn đấu nâng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non. Từng bước đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn, nâng cao chất lƣợng nuôi, dạy góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố và đất nước.
2.3.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu đến năm 2015: nâng cao chất lƣợng nuôi dạy trẻ, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 8%. Phấn đấu xoá phòng học tạm, học nhờ, phòng học không an toàn; cơ bản xoá phòng học cấp 4, từng bước kiên cố hoá trường lớp theo hướng chuẩn, hiện đại; phấn đấu có 30% trường mầm non đạt chuẩn. Chuyển đổi các trường mầm non ngoài công lập sang thực hiện mô hình tự chủ về tài chính phù hợp với yêu cầu thực tiễn trên cơ sở quy định của pháp luật. Xây dựng cơ chế đầu tƣ hợp lý, tăng tỷ lệ kinh phí từ nguồn ngân sách, thực hiện tốt xã hội hoá. Nâng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến nhà trẻ lên 65%; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường, lớp mẫu giáo 97%; Phổ cập trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo theo quy định của Luật Giáo dục (sửa đổi). Đào tạo đủ số lƣợng, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non, phấn đấu 100% đạt chuẩn, trong đó có 50% đạt trình độ trên chuẩn. Nâng tỷ lệ cha mẹ có con ở lứa tuổi mầm non đƣợc tuyên truyền, áp dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản về nuôi dƣỡng, chăm sóc giáo dục trẻ đạt 95%; có 60%
trường mầm non ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy và học.
- Mục tiêu đến năm 2020: huy động, đảm bảo hầu hết trẻ em trong độ tuổi được hưởng lợi từ chương trình chăm sóc giáo dục mầm non có chất lượng dưới nhiều hình thức. Phát triển mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục mầm non chất lượng cao; xây dựng các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; xoá xong phòng học cấp 4; có 80% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn trên chuẩn và tin học phục vụ đƣợc công tác quản lý. Nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 5%.
100% trường mầm non ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy và học.
2.4. Dự báo xu thế phát triển xã hội hóa GDMN