Khái quát về đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 58 - 62)

Chương 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ GDMN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG HIỆN NAY

2.1. Khái quát về đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

2.1.1. Khái quát về huyện Vĩnh Bảo

Vĩnh Bảo là huyện xa trung tâm thành phố Hải Phòng, đƣợc bao bọc quanh huyện là sông Luộc, sông Hóa, sông Thái Bình và cũng là ranh giới tự nhiên với huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ (Hải Dương); Quỳnh Phụ, Thái Thụy (Thái Bình); Tiên Lãng (Hải Phòng), nhân dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Huyện có 30 đơn vị hành chính xã, thị trấn, dân số khoảng 19 vạn người.

Đảng bộ huyện có 85 tổ chức cơ sở. Toàn huyện có 5 trường trung học phổ thông; 01 trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên; 28 trường trung học cơ sở; 01 trường tiểu học và trung học cơ sở; 30 trường tiểu học; 31 trường mầm non. Tổng số học sinh từ mẫu giáo đến Trung học phổ thông trên 34.000 học sinh; là một huyện có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng của thành phố Hải Phòng. Ngay từ thủa khai đất, lập làng, xây dựng cộng đồng, người dân Vĩnh Bảo đã sớm khẳng định vai trò chủ nhân của mình ở một miền đầy sóng gió, thử thách. Những yếu tố văn hóa và truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã đƣợc vun đắp, truyền nối qua các thế hệ.

Truyền thống đó càng được phát huy trong điều kiện lịch sử mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 08/8/1938, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ra đời ở huyện Vĩnh Bảo. Từ đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân Vĩnh Bảo đoàn kết, đồng lòng đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến công vào nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng quê hương theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Những chiến công vang dội trong những ngày đánh Pháp, đánh Mỹ, những thành tựu trong công cuộc xây dựng quê hương sẽ không bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giờ phai mờ trong ký ức của mỗi người dân. Đó cũng chính là cơ sở truyền thống, những kinh nghiệm, bài học quý báu cho Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Bảo vững bước trong sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhằm mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

2.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục

Vùng đất Vĩnh Bảo gắn liền với các giai đoạn phát triển của đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình, cách nay khoảng 4.500 năm. Theo những cứ liệu lịch sử và tương truyền của dân gian vào thời kỳ các vua Hùng dựng nước, vùng đất Vĩnh Bảo ngày nay đã có người sinh sống và tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-44). Thực hiện chủ trương khai khẩn đất đai của các triều đại phong kiến, Nhân dân Vĩnh Bảo tích cực hưởng ứng vừa mở mang kinh tế, vừa tạo lực lƣợng tại chỗ để bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, nhiều bia ký, thần phả, gia phả, truyền thuyết ở những làng quê Vĩnh Bảo hiện còn lưu giữ được là chứng cứ lịch sử về công cuộc khai khẩn ở các thế kỷ X-XI.

Hiện nay, Vĩnh Bảo có 29 xã và 1 thị trấn. Vĩnh Bảo là vùng đất trẻ ven biển, đồng đất phần nhiều bị nhiễm chua, tiềm năng kinh tế không đa dạng, trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công là căn bản. Ngoài cấy lúa còn có cây ăn quả và cây đặc sản thuốc lào. Vĩnh Bảo có nhiều nghề thủ công cổ truyền, có tiếng là nghề dệt vải khổ nhỏ ở Cổ Am, Hội Am, chiếu cói làng Bào và tạc tượng, làm con rối ở Linh Đông. Xã Đồng Minh có phường điêu khắc, tạc tượng, làm con rối, đồ sơn mài khá nổi tiếng, tiêu biểu là phường Bảo Hà.

Nghề này đƣợc du nhập từ thế kỷ thứ XV-XVI và mau chóng chiếm đƣợc vị trí xứng đáng trong lịch sử. Sản phẩm điêu khắc đã có mặt ở nhiều nơi trong nước và ngoài nước.

Những công trình văn hoá - lịch sử của Vĩnh Bảo là sự kết tinh tài hoa và khiếu thẩm mỹ trên lĩnh vực kiến trúc dân gian, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của các thế hệ người Vĩnh Bảo.

Ai qua Vĩnh Lạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhớ tới Bảo Hà Vào chùa xem tượng mới tô Thăm đền tổ phụ, thăm từ Linh Lang

Bàn tay khắc gỗ nên vàng…

Từ xƣa Vĩnh Bảo đã đƣợc đánh giá là “Đất học, đất quan”. Quả thế, đời nào cũng vậy, Vĩnh Bảo có đội ngũ trí thức đông đảo, học vấn cao ở nhiều lĩnh vực khoa học hoặc làm quan nổi tiếng thanh liêm. Nhiều cử nhân, bảng nhãn, thám hoa, tiến sỹ, trạng nguyên sinh ra và lớn lên từ Vĩnh Bảo. Chƣa có ai thống kê thật chính xác, từ nơi đây đã có bao nhiêu người học hành giỏi giang thành đạt, có những đóng góp vào nền khoa học và văn hoá của dân tộc. Những người tiêu biểu đã được sử sách nhà nước ghi chép nhưng còn rất nhiều người chỉ đƣợc ghi lòng tạc dạ trong mỗi dòng họ, cộng đồng làng xã và bia kí ở làng quê mình.

Học hành đã trở thành truyền thống của người Vĩnh Bảo. Việc học hành được coi là đương nhiên như việc cấy cày của nhà nông vậy. Trẻ em nhà khá giả cũng như nhà nghèo khó đều đua nhau mà học. Nhiều người học liên tục từ trường làng, trường huyện, trường tỉnh lên cả kinh thành tiếp tục đèn sách thành tài. Có người trở thành nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu nghệ thuật, nhà toán học, sử học… (cả tự nhiên và xã hội), cũng có người làm quan. Dù ở cương vị nào họ cũng giữ được bản lĩnh và lương tâm như tấm lòng trong sáng, trung trinh của những người ở làng quê đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Một số người đỗ đại khoa được sử sách lưu truyền, trong đó đặc biệt phải kể đến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585). Ông là “Nhà thơ, nhà văn, một thầy giáo, một nhà hiền triết, một nhà dự báo, một danh nhân văn hoá nhƣ cây đại thụ bóng trùm cả thế kỷ XVI”. Phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, từng lớp thế hệ người dân Vĩnh Bảo luôn xác định mục tiêu thoát nghèo với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

con đường duy nhất và ngắn nhất là học. Người dân Vĩnh Bảo luôn xác định quan điểm “đi ra từ học”.

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội

Trong điều kiện tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung cao chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo kế hoạch và đạt kết quả khá trên các lĩnh vực;

hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch, một số chỉ tiêu tăng cao so với mặt bằng chung của thành phố. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, trong đó có kinh tế nông nghiệp tiếp tục đƣợc quan tâm, phát triển đúng hướng. Các mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất hàng hoá tập trung tăng cường áp dụng cơ giới hoá và tiến bộ khoa học kỹ thuật, đạt hiệu quả được tích cực triển khai. Phong trào sản xuất nấm và cây trồng vụ Đông, vụ Xuân đƣợc duy trì, phát triển khá. Kinh tế trang trại, gia trại ngày càng phát triển, mở rộng, đem lại thu nhập cao cho người dân. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng rộng rãi trong nhân dân, đã hoàn thành phê duyệt và đang triển khai đề án xây dựng nông thôn mới của 28 xã. Công tác quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường; giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất, thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp đƣợc tập trung cao chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao (17,5%), đặc biệt sản xuất công nghiệp tập trung tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển. Cơ sở hạ tầng điện nông thôn tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáp ứng yêu cầu. Xây dựng cơ bản tiếp tục đƣợc tăng cường, có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động thương mại- dịch vụ phát triển, giá cả trị trường cơ bản ổn định. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Công tác quy hoạch, kế hoạch có nhiều cố gắng. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên- môi trường được tăng cường; giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất, thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp đƣợc tập trung cao chỉ đạo kịp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời, hiệu quả. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giáo thông đƣợc đẩy mạnh.

Quản lý thu, chi ngân sách có cố gắng, đảm bảo tiết kiệm chi, nhất là chi hành chính. Các đề án, chương trình công tác cơ bản đều được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch. Lĩnh vực văn hoá xã hội đƣợc quan tâm tập trung chỉ đạo, tiếp tục có chuyển biến tích cực; công tác đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện chế độ đối với người có công và các đối tượng chính sách xã hội được triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả. Chất lƣợng giáo dục toàn diện tiếp tục có chuyển biến; 7 năm liền huyện có học sinh thi đỗ thủ khoa vào các trường đại học. Công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đƣợc quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt. Công tác tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền, tôn giáo được chú trọng. Cải cách hành chính tiếp tục được tăng cường, tạo chuyển biến hiệu quả rừ nột trờn một số mặt. Cụng tỏc thanh tra, tƣ phỏp đó cú sự tập trung cao, đã giải quyết các vụ khiếu kiện động người, phức tạp kéo dài. Tình hình an ninh chính trị đƣợc giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. Bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động kỷ niệm chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiến lớn của thành phố, huyện. Chủ đề năm của UBND thành phố và của huyện đƣợc triển khai tích cực, có hiệu quả.

2.2. Khái quát về thực trạng GDMN và xã hội hoá GDMN thành phố Hải

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)