Môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

4.1.1 Môi trường vĩ mô

4.1.1.3 Môi trường tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên là 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó,

57

thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL.

Hệ thống giao thông đường sông: mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157km, trong đó có khoảng 619km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ƣơng quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động… Bốn tuyến đường sông do thành phố quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài 81,45km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động. Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động.

Là đầu mối giao thông quan trọng của miền Tây Nam Bộ, Cần Thơ sở hữu cảng biển lớn nhất ĐBSCL về quy mô và năng lực hàng hóa thông quan tiêu biểu là cụm cảng Cần Thơ. Đƣợc công nhận là cảng quốc tế năm 1992, hiện nay theo quy hoạch của Chính Phủ, cụm cảng Cần Thơ thuộc nhóm cảng biển số 6 bao gồm các cảng Cái Cui, Hoàng Diệu và Trà Nóc. Trong nhóm cảng biển số 6, Chính phủ xác định cụm cảng Cần Thơ sẽ là cụm cảng chính của khu vực ĐBSCL, là đầu mối thương mại hàng hải phục vụ trực tiếp cho ĐBSCL, phục vụ chung cho tiểu vùng Tây sông Hậu và tiểu vùng giữa sông Tiền với sông Hậu.

- Cảng Hoàng Diệu: đây là cảng đầu mối thương mại hàng hải chính của ĐBSCL, nằm trên bờ phải sông Hậu, cách TP. Cần Thơ 8km về phía thượng lưu.

Luồng vào cảng theo sông Hậu qua cửa Định An dài 120km, diện tích khu đất 5,674 ha liền kề Quốc lộ 91. Cảng có 1 bến liền bờ dài 144m tiếp nhận tàu có trọng tải 5.000 DWT đến 10.000 DWT (xây dựng trước 1975, đã qua nhiều lần gia cố cải tạo mở rộng), 1 bến liền bờ dài 160m xây dựng mới năm 2001 tiếp nhận đƣợc tàu đến 10.000 DWT và 8 bến phao chuyển tải ngoài sông cho tàu đến 15.000 DWT. Năng lực thông qua thiết kế: 1,5-1,55 triệu T/năm.

- Cảng Trà Nóc: nằm phía bờ phải sông Hậu, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10km, cách cảng Hoàng Diệu 11km về phía thượng lưu, thuộc khu công nghiệp Trà Nóc. Hiện là cảng chuyên dùng làm hàng khô của Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu với 1 bến tiếp nhận tàu 2.500 DWT, tổng chiều dài bến là 76,2m.

58

- Cảng Cái Cui: nằm trên bờ phải sông Hậu, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10km và cầu Cần Thơ khoảng 5km thuộc Quận Cái Răng, giáp ranh tỉnh Hậu Giang. Hiện cảng đang đƣợc nâng cấp và thi công ở giai đoạn 2, sẽ hoàn thành vào đầu năm 2015. Năng lực thông qua thiết kế 500.000 T/năm (có 130.000 T/năm hàng container).

Năm 2013, lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu toàn vùng ĐBSCL ƣớc khoảng 20 triệu tấn, riêng khu vực cảng Cần Thơ là hơn 11,5 triệu tấn. Tuy nhiên hiện nay các cảng ở Cần Thơ đã quá tải về công suất. Vì thế thành phố Cần Thơ đã thực hiện một số dự án nâng cấp hệ thống cảng nhằm tăng khả năng lưu thông.

Thực hiện chủ trương hiện đại hóa cảng sông, cảng biển, đáp ứng yêu cầu phát triển, thành phố Cần Thơ đã xây dựng mới cầu cảng Cái Cui. Cảng sẽ có 3 bến tàu với tổng chiều dài 500 m, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 20.000 tấn, công suất bốc dỡ từ 2,3 – 2,5 triệu tấn/năm và nhiều thiết bị khác phục vụ bốc xếp hàng hóa, trang bị thêm hệ thống thiết bị vận chuyển, bốc dỡ hàng, cần trục có sức nâng 40 tấn, tầm với 35 m. Trang bị thêm 2 cần cẩu có năng lực bốc dỡ hàng siêu trường, siêu trọng, mỗi cần cẩu có khả năng bốc dỡ khối hàng nặng tối đa 150 tấn; đồng thời mở rộng bãi chứa hàng container từ 5.000 m2 lên 9.000 m2; xây dựng 6 phao neo tàu trên sông Hậu, mỗi phao có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 10.000 tấn neo đậu; khu hậu cần rộng 16 ha khi xây dựng hoàn chỉnh rộng 37 ha.

Cùng với cảng Cái Cui, cảng Trà Nóc và cảng Hoàng Diệu (nằm ven sông Hậu) cũng đƣợc hoàn thiện cơ sở hạ tầng tăng khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 10.000 tấn/chiếc; công suất vận chuyển 400.000 tấn/ năm. Tại cảng Hoàng Diệu, xây dựng thêm một cầu tàu cho tàu có tải trọng 5.000 tấn cập bến; đầu tƣ chiều sâu mua sắm trang thiết bị bốc dỡ hàng container, có năng lực bốc dỡ 350.000 tấn hàng/năm. Từ đầu năm 2014 đến nay, có 600.000 tấn hàng đã đƣợc bốc dỡ qua các cảng trên, tăng 25% so cùng kỳ năm trước; trong đó có khoảng 30% là hàng bốc dỡ từ tàu nước ngoài với hàng hóa chủ yếu là máy móc, thiết bị, sắt thép, phân bón, clanh ke, xi măng, gạo và nhiều nông sản khác. Hàng bốc dỡ tại các cảng Cần Thơ rẻ hơn các cảng TP. Hồ Chí Minh khoảng từ 5- 10 USD/

tấn. Riêng gạo, trước đây, phí vận chuyển qua các cảng tại Cần Thơ lên tới 15.000 đồng/ tấn, nay chỉ còn 4.500 đồng/ tấn; Clanh- ke giảm từ 45.000 đồng xuống còn 16.000 đồng/tấn. Nếu không bốc dỡ tại các cảng Cần Thơ, các nhà xuất nhập khẩu phải tốn thêm ít nhất 100 triệu USD.

59

Ngoài ra Cục Hàng hải Việt Nam đã khởi công dự án luồng tàu biển mới qua kênh Quan Chánh Bố để tàu có tải trọng tới 20.000 tấn có thể ra vào sông Hậu. Theo Cảng vụ thành phố Cần Thơ, hiện luồng tàu biển cửa Định An (dài 30km) trên sông Hậu đã bị bồi lắng nghiêm trọng. Độ sâu tại đây chỉ còn 1,9 m làm cho tàu có tải trọng từ 3.000 tấn trở lên phải đến các cảng tại TP.HCM để bốc dỡ hàng do không lưu thông được. Nhằm khắc phục tình trạng này, Cần Thơ đang triển khai dự án đầu tƣ 311 tỷ đồng nạo vét 5,7 triệu m3 cát sa bồi tại luồng Định An nhằm khôi phục độ sâu luồng đạt 3m để tàu 10.000 tấn có thể lưu thông. Tuy nhiên, về lâu dài, luồng tàu nói trên vẫn không thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển đường biển của vùng ĐBSCL đang tăng mạnh với các loại tàu có tải trọng trên 10.000 tấn. Vì vậy, Cục Hàng hải Việt Nam đang thực hiện dự án đầu tƣ gần 5.000 tỉ đồng mở rộng, đào mới kênh Quan Chánh Bố trên địa bàn 3 xã Long Vĩnh, Long Khánh, Dân Thành (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) nối với cửa Định An với các hạng mục chính: mở rộng đoạn sông Hậu (dài 6km, rộng 95 m) và kênh Quan Chánh Bố (cũ, dài 19 km rộng 85 m), đào mới 9 km kênh tắt thông ra biển (rộng 85 m) và 6 km kênh biển (rộng 150 m). Khi đƣợc đƣa vào khai thác, luồng tàu này phục vụ tàu biển tải trọng từ 10.000 – 20.000 tấn và tàu chở hàng container lưu thông với công suất vận chuyển 21 – 22 triệu tấn/ năm.

ĐBSCL có thể tận dụng ngay mạng lưới giao thông “thủy-biển” liên hoàn để thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu thay vì phải chuyển hàng hóa theo đường bộ lên TP.HCM rồi xuất khẩu ở đây. Với TP.HCM, việc này sẽ gián tiếp giúp giảm kẹt xe, ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)