ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 101)

5.2.1 Nguyên tắc đánh giá chiến lƣợc

Chiến lƣợc đặt ra cần phải đƣợc xác định ngay các nguyên tắc đánh giá chiến lƣợc. Để đánh giá chiến lƣợc, cần thiết phải bao gồm cả việc giám sát thực hiện chiến lƣợc và đƣa ra nguyên tắc đánh giá hiệu quả chiến lƣợc đạt đƣợc.

- Giám sát việc thực hiện chiến lược

Công ty sẽ có một bộ phận hoặc một nhóm chuyên làm công tác giám sát, tiến hành giám sát mọi hoạt động ở tất cả các bộ phận liên quan đến chuỗi dịch vụ logistics. Điều này đảm bảo tất cả đều hoạt động theo đúng quy trình, giảm thiều sự lãng phí về nguồn lực và cũng có thể chống lại sự phá hoại từ phía các đối thủ cạnh tranh.

Bộ phận giám sát liên tục báo cáo kết quả thu đƣợc, mức độ hoàn thành, những khó khăn nảy sinh…cho Ban lãnh đạo công ty. Từ đó, hỗ trợ cho Ban lãnh đạo Công ty ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.

90 - Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá ở đây là đánh giá về hiệu quả thực thi chiến lƣợc. Và hiệu quả này căn cứ vào mức độ hoàn thành mục tiêu với chi phí nhỏ nhất. Thông thƣờng mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó đánh giá hiệu quả chính là sự so sánh giữa chi phí và kết quả đạt đƣợc.

Hiệu quả tuyệt đối = Doanh thu - Chi phí.

Hiệu quả tƣơng đối = (Doanh thu - Chi phí) / (Chi phí)

Việc đánh giá này sẽ giúp Ban lãnh đạo công ty thấy đƣợc dịch vụ logistics có đạt đƣợc mục tiêu hay không, hoặc mức độ hoàn thành mục tiêu. Hoặc có thể căn cứ thêm thƣớc đo hiệu quả về mặt thời gian - tối ƣu hoá chuỗi dịch vụ logistics (Just - In – Time)

5.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh chiến lƣợc

Điều chỉnh chiến lƣợc là hoạt động rất quan trọng xuyên suốt quá trình tổ chức thực thi chiến lƣợc; nhằm đảm bảo chiến lƣợc đi đúng hƣớng, phù hợp với điều kiện môi trƣờng hiện tại.

Bộ phận kiểm tra, giám sát và hệ thống thông tin của công ty, Ban lãnh đạo công ty có thể biết đƣợc những sai lệch, những khó khăn phát sinh cũng nhƣ những cơ hội đến ngoài dự kiến. Từ đó, sẽ là căn cứ cho việc điều chỉnh bổ sung những điều cần thiết để đảm bảo thực hiện chiến lƣợc mục tiêu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Để thực hiện điều chỉnh chiến lƣợc, trƣớc hết phải xác định đƣợc xu hƣớng và mức độ thay đổi của các yếu tố môi trƣờng và yếu tố nội tại bên trong công ty.

91

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Tất cả các dịch vụ logistics ( nhƣ nhận đơn đặt hàng vận tải, gom hàng, xử lý nguyên vật liệu, gia công mã mác, lƣu kho, kiểm soát hàng tồn kho, tái chế hàng trả lại, quản lý việc phân phối, xúc tiến thị trƣờng và các dịch vụ thông tin…) nhằm mục đích thoả mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng (ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng). Đối với toàn bộ quá trình lƣu thông và phân phối, ứng dụng hệ thống logistics là một bƣớc phát triển cao hơn của công nghệ vận tải. Hệ thống logistics liên kết và tối ƣu hóa toàn bộ quá trình sản xuất và lƣu thông trên phạm vi rất rộng: trong một quốc gia, một khu vực, đến toàn cầu.

Với những lợi ích trên, dịch vụ logistics đang hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Thực tế họ đang kinh doanh rất sôi động tại Việt Nam, doanh thu của ngành này đã lên đến con số tỉ USD. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại nƣớc ta và theo cam kết gia nhập WTO, các công ty logistics 100% vốn nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam trong thời gian vài năm tới.

Trong môi trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt, nhằm đứng vững tại thị trƣờng Cần Thơ và hƣớng tới mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có thƣơng hiệu hàng đầu trên địa bàn này, công ty CP Công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ cần có những chiến lƣợc đầu tƣ và phát triển cho việc cung cấp dịch vụ logistics. Với mục tiêu định hƣớng cho công ty tìm ra chiến lƣợc phù hợp, trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng đến công ty, bài phân tích đã xác định công ty nên chú trọng đến việc phát huy các ƣu thế về uy tín thƣơng hiệu, nhân lực, trình độ tổ chức quản lý và chất lƣợng dịch vụ tốt đồng thời hạn chế những điểm yếu về hoạt động tài chính, marketing, công nghệ thông tin trong công tác lựa chọn chiến lƣợc cho hoạt động kinh doanh và phát triển dịch vụ logistics. Nếu có đƣợc hƣớng đi đúng đắn thì trong tƣơng lai không xa, dịch vụ logistics của công ty sẽ ngày càng hoàn thiện và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của cả nƣớc.

6.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƢỚC

Ngành logistic tại Việt nam hiện đang phát triển rất nhanh, thực tế hoạt động ngành đã đi nhanh hơn các qui định luật pháp. Trong khi đó, mục tiêu cần đạt đƣợc của logistics khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực quốc gia trong các hoạt động vận tải, giao nhận, lƣu trữ hàng hoá và những hoạt động khác có

92

liên quan. Để làm đƣợc điều này chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics và một hệ thống các văn bản luật – kinh tế phù hợp điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến logistics và dịch vụ logistics, tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển logistics cũng nhƣ dịch vụ logistics.

6.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng

Hiện nay, vận tải hàng hóa ở nƣớc ta chủ yếu là bằng đƣờng biển nên việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho vận tải biển để phát triển logistics là một điều tất yếu, mà nhiệm vụ trƣớc mắt là khuyến khích đầu tƣ xây dựng cảng container, cảng nƣớc sâu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống cảng nội địa ( Inland Clearance Depot – ICD) để tạo điều kiện cho vận tải đa phƣơng thức phát triển cũng là một trong những yêu cầu đƣợc đặt ra mà rất cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.

Không chỉ phát triển vận tải đƣờng biển mà việc mở rộng các tuyến đƣờng vận tải nội địa (đƣờng sông, đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không…) và quốc tế cũng góp phần phát triển hoạt động logistics tại nƣớc ta.

Ngoài ra, Nhà nƣớc có thể sắp xếp lại cảng trên cơ sở dài hạn. Lập trung tâm logistics tại các vùng trọng điểm kinh tế để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập khẩu hay thành phẩm. Xây dựng một mạng lƣới phân phối giữa chủ hàng, công ty giao nhận hệ thống chi nhánh và nơi phân phối cuối cùng. Đồng thời với các trung tâm phân phối là các hệ thống kho gom hàng. Về giao nhận vận tải hàng không, Nhà nƣớc nên cho phép VIFFAS đứng ra tổ chức nghiên cứu, đầu tƣ, xây dựng khu vực giành cho các đại lý gom hàng, khai quan tại khu vực các sân bay. Nhà nƣớc nên xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng với các khu vực giao hàng, tiếp nhận,chuyển tải…theo các qui trình nghiệp vụ nhƣ các nƣớc trong khu vực đã và đang làm: Thái lan, Singapore và Malaysia, đồng thời hiện đại hóa các kho chứa hàng và phân phối.

6.2.2 Xây dựng hành lang, khung pháp lý thông thoáng và hợp lý, thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định liên quan đến lĩnh vực logistics và tiêu chuẩn hóa các qui định liên quan đến lĩnh vực logistics

Luật Thƣơng Mại 2005 lần đầu tiên đề cập đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, tuy nhiên, điều luật này chƣa đƣợc rõ ràng, chính xác ở chỗ luật chƣa làm rõ đƣợc logistics là một chuỗi liên tục. Ngoài ra, gần đây nhất mới có nghị định 140/2007/NĐ-CP qui định chi tiết Luật Thƣơng Mại về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Dù đã có những thay đổi phù hợp mang tính pháp lý điều chỉnh cho hoạt động này, nhƣng Nhà nƣớc vẫn cần đƣa ra một khung pháp lý chuẩn trong Luật Thƣơng mại và những bộ luật có liên quan nhƣ Luật Giao thông

93 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vận tải, Bộ luật dân sự , Luật đầu tƣ v.v… cũng nhƣ trong một số loại văn bản dƣới luật, nhằm tạo điều kiện và sự hỗ trợ cho việc phát triển logistics.

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn…), tạo môi trƣờng tự do cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử. Thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa tên hàng và mã hàng hóa.

Cuối cùng, Nhà nƣớc cần có các qui định về giấy phép hải quan và phân định rõ trách nhiệm của đại lý khai quan, chứng từ xuất nhập khẩu phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể là các nƣớc ASEAN, khu vực Châu Á…Tin học hóa thủ tục hải quan.

6.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý

Nhà nƣớc cũng cần đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan ban ngành có liên quan đến hoạt động logistics và các cụm cảng. Bên cạnh đó là việc xây dựng hệ thống thông tin cập nhật thông suốt giữa các cơ quan quản lý của Nhà nƣớc với cảng và các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Việc có đƣợc hệ thống thông tin nhƣ vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các chủ trƣơng, chính sách phát triển cũng nhƣ những qui định của Nhà nƣớc, từ đó họ sẽ xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp nhất.

Tóm lại, trên đây là một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc trong việc tạo cơ sở hạ tầng cũng nhƣ cơ sở pháp lý cho lĩnh vực logistics, nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động logistics để ngành logistics nƣớc ta nói chung và dịch vụ logistics của công ty nói riêng sớm đƣợc sánh vai cùng các quốc gia có ngành logistics phát triển mạnh nhƣ Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ…

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hùng, 2012. VIFFAS 19 tuổi, Logistics Việt Nam có diện mạo mới.

Địa chỉ mạng: http://www.vlr.vn/vn/news/van-ban/hiep-hoi-viffas/1302/viffas-

19-tuoi-logistics-viet-nam-co-dien-mao-moi-.vlr. [Ngày truy cập: 23/08/2014]

[2] Nguyễn Thị Liên Diệp, Nguyễn Văn Nam, 2003. Chiến Lược và Chính Sách kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội.

[3] Dƣơng Ngọc Dũng, 2009. Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E.Porter, NXB Tổng hợp TP HCM.

[4] Nhóm dịch giả: Trƣơng Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tƣờng Nhƣ, 2006. Khái luận về Quản trị chiến lược – Fred R. David (1999), NXB Thống Kê. [5] Đoàn Thị Hồng Vân, 2003. Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Thống kê

Hà Nội.

[6] Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2004. Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tổng hợp Thành phố

Hồ Chí Minh.

[7] Douglas M. Lambert, James R. Stock & Lisa M. Ellran, 1998. Fundamentals

of Logistics Management, Edition 1998.

[8] Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2011. Kinh tế 2010 – 2011 Việt Nam và Thế Giới, Hội Kinh tế Việt Nam.

[9] Phạm Thị Thanh Bình, 2009. Phát triển dịch vụ hậu cần (Logistics) trong tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

[10] Đoàn Thị Hồng Vân, 2006. Quản trị logistics, NXB Thống kê Hà Nội.

[11] Donald J. Bowersox, David J. Closs, M. Bixby Cooper, 2007. Supply chain logistics management, Boston, McGraw-Hill/Irwin.

[12] Chủ biên Đặng Đình Đào, 2011. Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn

ở Việt Nam, Hà Nội, NXB Kinh tế Quốc dân.

[13] Hà Văn Hội, 2010. Logistics Việt Nam: Thực trạng và triển vọng sau khủng

hoảng kinh tế toàn cầu. Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, số 1/2010.

[14] Hà Văn Hội, 2010. Nguồn nhân lực logistics Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Thƣơng mại tháng 6/2010.

95

[15] Michael E. Porter, 1996. “What is Strategy”, Harvard Business Review, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vol.74, No. November – December, pp 61-78.

[16] John A. Pearce, Richard B. Robinson, 2007. Strategic Management, 10th

edition, McGraw-Hill, New York, NY.

[17] Pun and et al (1996). Determiants of manufacturing strategy formulations:

96

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Tên sinh viên: Trần Thanh Nhƣ Nguyệt Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp Trƣờng: Đại học Cần Thơ

Tên đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ

phần Công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ

Nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài, em xin đƣợc gửi đến công ty bảng câu hỏi dƣới đây. Đây hoàn toàn là thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu, em xin cam đoan sẽ giữ bí mật các thông tin này. Xin chân thành cảm ơn!

1. Đối với các yếu tố bên ngoài của công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ. Anh (Chị) vui lòng: Đánh giá từ 1 đến 4 cho từng yếu tố để cho thấy cách thức mà công ty phản ứng với yếu tố này. Trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng yếu.

2. Đối với các yếu tố bên trong của công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ. Anh (Chị) vui lòng: Đánh giá từ 1 đến 4 cho từng yếu tố quyết định sự thành công của công ty. Trong đó 4 là điểm mạnh lớn nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất,1 là điểm yếu lớn nhất.

97

TT Yếu tố bên ngoài chủ yếu Chuyên

gia 1 Chuyên gia 2 Chuyên gia 3 Chuyên gia 4 Tổng Trung bình Mức độ quan trọng 1 Tình hình kinh tế cả nƣớc tăng trƣởng chậm 1 2 1 1 5 1,25 0,04

2 Luật và quy định chƣa hoàn chỉnh 1 2 2 2 7 1,75 0,06

3 Thủ tục hải quan phức tạp 2 2 2 2 8 2 0,06

4 Vị trí địa lý thuận lợi 4 3 4 3 14 3,5 0,11

5 Cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện 4 4 3 4 15 3,75 0,12

6 Giá dầu thế giới giảm 3 2 4 3 12 3 0,10

7 Kết cấu kỹ thuật cơ sở hạ tầng còn kém so với

thế giới 2 2 1 2 7 1,75 0,06

8 Công nghệ ngày càng phát triển 2 2 3 2 9 2,25 0,07

9 Tiềm năng thị trƣờng lớn 4 3 3 3 13 3,25 0,11

10 Nguồn nhân lực không có chuyên môn cao 1 2 2 1 6 1,5 0,05

11 Áp lực về giá và chất lƣợng từ phía khách

hàng 2 1 2 1 6 1,5 0,05

12 Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp

nƣớc ngoài 1 1 1 2 5 1,25 0,04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 Mối quan hệ tốt với nhà cung ứng 4 4 4 4 16 4 0,13

98

TT Yếu tố bên trong chủ yếu Chuyên

gia 1 Chuyên gia 2 Chuyên gia 3 Chuyên gia 4 Tổng Trung bình Mức độ quan trọng 1 Uy tín của công ty 4 4 4 4 16 4 0,16

2 Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics 4 3 4 4 15 3,75 0,15

3 Chất lƣợng dịch vụ tốt 3 4 3 3 13 3,25 0,13 4 Tổ chức, quản lý 3 3 2 4 12 3 0,12 5 Cơ sở vật chất 2 4 4 3 13 3,25 0,13 6 Sự đa dạng về loại hình dịch vụ 1 2 1 1 5 1,25 0,06 7 Mạng lƣới đại lý 3 2 1 1 7 1,75 0,07 8 Năng lực tài chính 2 1 1 1 5 1,25 0,06 9 Hoạt động marketing 1 1 1 1 4 1 0,04

10 Hệ thống công nghệ thông tin 2 2 3 1 8 2 0,08

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 101)