a) Phân loại theo hình thức logistics
Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service Provider) nhƣ sau:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics): Ngƣời chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo đó, chủ hàng phải đầu tƣ vào các phƣơng tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thƣờng làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): Ngƣời cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là ngƣời cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chƣa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đƣờng biển, đƣờng bộ, đƣờng hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán…
22
- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): Ngƣời thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, nhƣ: thay mặt cho ngƣời gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho ngƣời nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hoá tới địa điểm đến quy định. Do đó, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.
- Logistics bên thứ tƣ (4PL – Fourth Party Logistics): Ngƣời tích hợp (integrator) - ngƣời hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lƣu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tƣ vấn logistics, quản trị vận tải…4PL hƣớng đến quản trị cả quá trình logistics, nhƣ nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đƣa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics): Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thƣơng mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thƣơng mại điện tử.
Tại Việt Nam, phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ logistics chỉ dừng lại ở nhóm 2PL và 3PL, hầu nhƣ chƣa có sự xuất hiện của 4PL hoặc cao hơn nữa.
b) Phân loại theo quá trình
- Logistics đầu vào (in bound logistics): Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ƣu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (out bound logistics): Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng một cách tối ƣu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngƣợc (reverse logistics): Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
c) Phân loại theo đối tượng hàng hoá
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics): Là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn nhƣ: quần áo, giày dép, thực phẩm…
23
- Logistics ngành ô tô (automotive logistics): Là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô.
- Logistics hoá chất (chemical logistics): Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hoá chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm.
- Logistics hàng điện tử (electronic logistics): Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử.
- Logistics dầu khí (petroleum logistics): Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí.
d) Theo phạm vi và mức độ quan trọng
-Logistics kinh doanh (Bussiness logistics) là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng
-Logistics quân đội (Military Logistics) là việc thiết kế và phối hợp các phƣơng diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và trận đánh của lực lƣợng quân đội. Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này.
-Logistics sự kiện (Event logistics) là tập hợp các hoạt động, các phƣơng tiện vật chất kỹ thuật và con ngƣời cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện đƣợc diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp
-Dịch vụ logistics (Service logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận, lập chƣơng trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con ngƣời, và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh doanh .