Còn tập trung nhiều vào các hoạt động giao nhận truyền thống
Thực tế hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều các công ty logistics nhƣng không có nhiều công ty logistics đúng nghĩa vì nhìn chung các công ty này mới bƣớc đầu áp dụng chƣa hoàn thiện, hay nói cách khác là mới chỉ thực hiện một vài công đoạn nào đó của quy trình logistics mà thôi. Cùng hiện trạng này, tại công ty CP Công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ, mảng hoạt động logistics mới chỉ bao gồm những hoạt động chủ yếu sau:
Dịch vụ kho bãi: kinh doanh kho bãi, bốc xếp, bảo quản, vận tải các loại hàng hoá và một số dịch vụ kho bãi gia tăng.
Dịch vụ vận chuyển hàng hoá: vận tải đơn phƣơng thức, vận tải hàng hoá bằng đƣờng biển, đƣờng thủy trong nƣớc.
So với chủng loại các dịch vụ logistics đã nêu ở Chƣơng 2 thì dịch vụ của Công ty CP Công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ còn thiếu và yếu rất nhiều. Phƣơng tiện vận tải mặc dù đƣợc đầu tƣ nhiều nhƣng vẫn chỉ ở mức trung bình nên năng suất lao động đạt đƣợc chƣa cao. Công ty mới chỉ cung cấp dịch vụ kho bãi, bốc xếp bảo quản và vận tải các loại hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ logistics mà công ty cung cấp chƣa đƣợc đa dạng và tích hợp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng giống một số nhà cung cấp dịch vụ lớn trên thị trƣờng. Trong khi đó, công ty TMC và Vosco hiện đã làm thêm các dịch vụ gia tăng một cách bài bản, có hệ thống và áp dụng công nghệ thông tin hiện đại nhƣ scan hàng hoá, in và kiểm tra mã vạch, phân loại hàng, phát hành chứng từ cho hàng hoá, làm thủ tục hải quan, truyền số liệu hàng hoá qua hệ thống điện tử.
69
Nhìn chung, có thể thấy dịch vụ logistics của Công ty Cashin vẫn còn ở mức hạn chế, và đây phần nào cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều khách hàng là các công ty hay tập đoàn lớn không chọn Công ty Cashin làm nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói.
Hoạt động đơn lẻ thiếu tính liên kết
Thời đại ngày nay là thời đại của xu hƣớng outsourcing, mỗi doanh nghiệp cần tập trung vào thế mạnh của mình và thuê ngoài những dịch vụ không phải là thế mạnh của mình. Chính vì thế, tính liên kết là cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt trong ngành giao nhận vận tải – phân phối hàng hoá thì xu hƣớng liên kết lại càng có vai trò quan trọng. Để ứng dụng hiệu quả và phát triển dịch vụ logistics đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp giao nhận vận tải, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh dịch vụ ngân hàng, các cơ quan hữu quan liên quan tới ngành nhƣ: hải quan, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển, cảng nội địa, cảng hàng không…Nhƣ vậy, Công ty cần thiết phải liên kết với các đối tác và các ban ngành có liên quan khác để đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động logistics.
Bên cạnh đó, Công ty cũng chƣa hề tập trung mở rộng mạng lƣới đại lý để chuẩn bị điều kiện cho phát triển logistics. Với đặc thù của hoạt động logistics thì đại lý là yếu tố tất yếu để phát triển. Hiện tại, Công ty Cashin mới chỉ có một văn phòng đại diện tại TP.HCM. Nhƣ vậy, việc chỉ có một đại lý ít ỏi nhƣ thế này thì Công ty tạm thời chƣa thể mở rộng hoạt động để đƣa dịch vụ logistics của mình ra toàn quốc hay xa hơn là quốc tế, cũng nhƣ hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành.
Nợ phải trả ngày càng cao
Bảng 4.6 Nợ và Tổng tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013
ĐVT: tỷ đồng 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Nợ phải trả 323,841 352,739 391,730 8,9% 11,1% Nợ vay 215,683 219,237 221,499 1,6% 1% Tổng tài sản 315,311 327,590 349,606 3,9% 6,7%
70
Nợ của công ty đang tăng lên mỗi năm và lớn hơn so với Tổng tài sản hiện có, thêm vào đó khoảng cách này đang ngày càng gia tăng. Nếu nhƣ năm 2011 Nợ phải trả lớn hơn Tổng tài sản chỉ 2,7%, năm 2012 là 7,7% thì đến năm 2013 đã tăng lên 12%. Tốc độ tăng của Nợ cũng nhanh hơn so với tốc độ tăng của Tổng tài sản, năm 2012 Tổng tài sản chỉ tăng 3,9% trong khi Nợ phải trả tăng 8,9% lớn hơn 5%, năm 2013 chênh lệch này tuy giảm xuống còn 4,4% nhƣng Nợ vẫn còn rất cao và lớn hơn rất nhiều so với Tổng tài sản. Nguyên nhân chính là do phải chịu lỗ trong nhiều năm liên tiếp để có vốn cho quá trình tái sản xuất công ty đã vay nợ, nợ vay ngắn hạn và dài hạn của công ty chiếm khoảng 60% tổng nợ, tuy tỉ lệ này đang giảm dần (năm 2011 chiếm 66,6%, năm 2012 chiếm 62,2%, năm 2013 chiếm 56,6%) nhƣng nếu vẫn tiếp diễn trong những năm tiếp theo, uy tín của công ty sẽ bị ảnh hƣởng và rất khó để huy động vốn.
Áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế
Công nghệ thông tin là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của dịch vụ logistics. Việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình hoạt động giúp công ty rút ngắn đƣợc thời gian cũng nhƣ chi phí.
Tuy máy vi tính đƣợc trang bị đầy đủ nhƣng việc sử dụng máy vi tính một cách hiệu quả nhất vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Ngoài việc sử dụng máy tính nối mạng để nhận và gửi email, phần lớn nhân viên của công ty chỉ sử dụng máy tính nhƣ máy đánh chữ, việc lƣu trữ sắp xếp dữ liệu một cách hợp lý vẫn chƣa thực hiện đƣợc. Công ty cũng chƣa có bất cứ phần mềm riêng nào để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc đầu tƣ để thiết kế một chƣơng trình phần mềm phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics là rất cần thiết tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, nếu thuê các kỹ sƣ chuyên gia thiết kế phần mềm thì họ có khả năng tốt về thiết kế nhƣng sự am hiểu về lĩnh vực vận tải hay logistics lại rất thiếu, ngƣợc lại những ngƣời am hiểu về vận tải và logistics thì lại không có khả năng viết phần mềm. Thứ hai, để có một chƣơng trình hoàn hảo thì cần một thiết kế của chuyên gia nƣớc ngoài, nhƣng khoản tiền bỏ ra để thuê các công ty chuyên nghiệp nƣớc ngoài không phải là nhỏ. Mặt khác, việc áp dụng chƣơng trình đòi hỏi cả Ban Giám đốc lẫn toàn thể nhân viên trong công ty phải có quyết tâm học hỏi và thích nghi với những sự thay đổi.
Hiện nay, công ty chỉ dừng lại ở việc có một website do chính nhân viên trong công ty thiết kế. Trang web đƣợc thiết kế còn rất sơ sài, chủ yếu cung cấp một số thông tin giới thiệu về công ty, cách liên hệ bằng điện thoại, email. Việc thực hiện booking trên mạng nhƣ một số công ty giao nhận Việt Nam mới triển khai
71
gần đây thì Công ty vẫn còn chƣa thực hiện đƣợc. Công ty cũng không có ngƣời chăm sóc, cập nhật thƣờng xuyên các thông tin trên trang web. Chính vì điều này đã dẫn đến một trong những điểm yếu không chỉ của riêng Công ty mà của hầu hết các công ty giao nhận Việt Nam đó là một khi hàng hóa đã giao lên tàu, khách hàng không thể theo dõi đƣợc hành trình cũng nhƣ tình trạng hàng hóa, chỉ khi hàng đến nơi hoặc có vấn đề gì mới đƣợc thông báo.
Tóm lại, việc đầu tƣ để phát triển hệ thống công nghệ thông tin là một trong những vấn đề cấp thiết đối với Công ty.
Hoạt động marketing chưa đủ mạnh để thu hút khách hàng
Việc cung ứng dịch vụ logistics không chỉ cần công ty đầu tƣ đầy đủ về trang thiết bị mà còn phụ thuộc một phần lớn vào sự sẵn sàng hợp tác từ phía khách hàng. Đa số khách hàng hiện nay của công ty Cashin là các khách hàng quen, thƣờng chỉ sử dụng một hoặc một vài dịch vụ đơn lẻ trong cả chuỗi logistics. Các công ty khách hàng này thƣờng chia nhỏ các dịch vụ trong chuỗi logistics và sử dụng nhiều công ty giao nhận để cung ứng dịch vụ cho họ.
Sở dĩ số lƣợng khách hàng của công ty còn ít nhƣ vậy là do hoạt động marketing của công ty còn quá yếu, hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ chú trọng. Trƣớc hết là sự thiếu đa dạng trong các loại hình dịch vụ logistics của công ty. Tiếp đến là vấn đề giá cả, giá của các dịch vụ do công ty cung cấp thƣờng có rẻ hơn chút ít so với một số đại lý vận tải khác tuy nhiên chất lƣợng lại chƣa phải là tốt nhất. Vấn đề tìm kiếm khách hàng cũng nhƣ chăm sóc khách hàng cũng là một trong những điểm yếu hiện nay của công ty, đến thời điểm hiện tại công ty vẫn chƣa có những nhân viên chuyên trách về bán hàng hay làm công việc chăm sóc khách hàng thật sự. Chính vì những sự phân công chƣa rõ ràng nên phần nào khiến cho công việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng của công ty chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn.