KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 56)

Ảnh hƣởng bởi sự suy giảm của nền kinh tế Việt Nam, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phải chịu nhiều áp lực: Về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thị trƣờng bị thu hẹp sản phẩm đóng mới ít hầu nhƣ không có do những năm trƣớc đây sản phẩm đóng mới quá nhiều vì vậy đến nay thị trƣờng trong khu vực đã đến thời kỳ bảo hòa do vậy chỉ thực hiện đƣợc các sản phẩm sửa chữa nhƣng sản lƣợng cũng quá ít. Về vận tải phải luôn cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong khu vực, mặt khác giá cƣớc vận tải thấp, các chi phí đầu vào lại tăng nhất là giá dầu. Những khó khăn trên đã làm cho kết quả kinh doanh của công ty không đạt nhƣ mong đợi.

45

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: 1.000 đồng

Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Giá vốn

hàng bán 2011 38.900.000 22.029.094 (16.928.754) 41.555.804 2012 39.882.000 14.915.870 (16.207.166) 41.298.913 2013 46.304.827 13.377.677 (14.263.181) 47.290.332 6 tháng đầu năm 2014 21.360.872 7.197.021 (6.828.647) 18.813.753 Chênh lệch 2012/2011 +2,5% -32,3% -4,3% -0,6% Chênh lệch 2013/2012 +16,1% -10,3% -12% +14,5%

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế hiện nay, việc giữ đƣợc doanh thu không bị sụt giảm đã là một điều đáng khích lệ. Nếu nhƣ năm 2011 và 2012 doanh thu của công ty tƣơng đối ổn định không thay đổi nhiều thì đến năm 2013 đã tăng thêm 6,422 tỷ đồng tƣơng đƣơng 16,1% so với năm 2012, nguyên nhân

của sự thay đổi này là do những điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ Ban giám đốc: tiếp tục duy trì sản xuất công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu chú trọng sản phẩm tàu sông, đồng thời tăng cƣờng kinh doanh vận tải hàng hóa, kho bãi và dịch vụ cảng cho phù hợp điều kiện vị trí mặt bằng công ty và tình hình thị trƣờng trong khu vực. Cơ cấu lại tài sản công ty, thanh lý những tài sản và thiết bị không thực sự cần thiết thuộc sở hữu công ty. Thông báo yêu cầu các đơn vị trong công ty tăng cƣờng thực hành các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ có sự điều chỉnh, giá trị tổng sản lƣợng năm 2013 tăng 20,2% so với năm 2012 đạt 52,663 tỷ đồng và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch là 47,451 tỷ đồng mà công ty đã đề ra. Tiếp tục phát huy những nỗ lực trong công tác sản xuất kinh doanh, trong 6 tháng

đầu năm 2014 giá trị tổng sản lƣợng đã đạt 21,360 tỷ chiếm khoảng 52,5% giá trị tổng sản lƣợng của năm 2011 và dự báo sẽ cao hơn năm 2011 tức trên 44,947 tỷ

đồng.

Tuy doanh thu đạt đƣợc rất khả quan nhƣng lợi nhuận lại không nhƣ kỳ vọng. Trong những năm gần đây lợi nhuận của công ty luôn là số âm bởi giá vốn hàng bán cao hơn so với doanh thu, nguyên nhân là do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác công ty Cashin buộc phải hạ giá bán sản phẩm và giá cƣớc vận tải để lôi kéo khách hàng nhằm duy trì hoạt động kinh doanh của

46

công ty. Hậu quả là tuy giữ chân đƣợc khách hàng, việc kinh doanh không bị đình trệ nhƣng công ty phải chịu lỗ hàng năm.

Ngoài việc hạ giá bán thấp hơn giá thành, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng khá cao khiến cho khoản lỗ gia tăng thêm.

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Hình 3.1 Cơ cấu chi phí của công ty giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014 Tổng các khoản phí mà công ty đã chi bằng khoảng 30% tổng doanh thu, đặc biệt chi phí lãi vay lúc nào cũng chiếm một tỷ lệ tƣơng đối lớn trong cơ cấu chi phí của công ty ( trên 35%) điển hình là vào năm 2012 và 2013 chiếm đến gần 58% trong tổng chi phí. Vay vốn là hoạt động diễn ra thƣờng xuyên ở hầu hết các doanh nghiệp nhƣng trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, số đơn hàng ngày càng ít, việc trả lãi vay cũng là một gánh nặng đối với công ty. Tuy ban lãnh đạo của công ty đã rất nỗ lực trong việc đƣa ra các chính sách nhằm cắt giảm chi phí nhƣng nếu nhƣ không thể xác định đƣợc chiến lƣợc cạnh tranh kịp thời phù hợp với thực trạng của công ty mà vẫn tiếp tục thực hiện giải pháp hạ thấp giá trong dài hạn thì mặc dù chi phí có giảm đến mức tối đa cũng không làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty chẳng những thế uy tín của công ty sẽ bị ảnh hƣởng và đem đến nhiều hệ lụy trong tƣơng lai.

2011 2012 2013 đầu 2014 6 tháng

Tổng chi phí 22.029.094.252 14.915.870.951 13.377.677.505 7.197.021.755 Chi phí lãi vay 7.924.807.212 8.632.682.653 7.678.618.238 3.039.807.336

0 5.000.000.000 10.000.000.000 15.000.000.000 20.000.000.000 25.000.000.000 ĐVT: đồng

47 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013

Gia công cơ khí SX khác Vận tải hàng hóa

Sữa chữa tàu Đóng mới tàu

Tiền thân là một xƣởng đóng tàu, hoạt động kinh doanh chính của công ty là đóng mới và sửa chữa tàu, tuy nhiên ngành công nghiệp đóng tàu của nƣớc ta hiện nay sau một thời gian phát triển mạnh mẽ đang có dấu hiệu chững lại nhu cầu đóng mới tàu rất ít vì thế hoạt động đem lại doanh thu nhiều nhất cho công ty chính là vận tải hàng hóa.

Bảng 3.2 Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: 1.000 đồng

Sản phẩm 2011 2012 2013

Đóng mới tàu 939.000 3.511.320 4.500.460

Sữa chữa tàu 11.036.000 7.615.070 16.413.967 Vận tải hàng hóa 26.800.000 25.592.610 23.260.000 Gia công cơ khí sản xuất khác 125.000 3.163.000 2.130.400

Tổng 38.900.000 39.882.000 46.304.827

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Hình 3.2 Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2011 - 2013

Trong các hoạt động kinh doanh của công ty, vận tải hàng hóa đóng góp trên 50% doanh thu, cao nhất là vào năm 2011 doanh thu từ hoạt động vận tải chiếm đến 68,9%. Những năm tiếp theo do giá dầu tăng cao trong khi lại xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh khiến công ty phải giảm giá cƣớc vận tải nên doanh thu không đạt yêu cầu.

48

Mặc dù giữ một vị trí quan trọng nhƣng lĩnh vực kinh doanh logistics vẫn chƣa đƣợc khai thác triệt để, cụ thể ngoài vận tải hàng hóa còn một số dịch vụ khác nhƣ cho thuê kho bãi, cầu cảng, khai thuê hải quan, cung ứng vật tƣ… không đem lại doanh thu đáng kể, hay nói đúng hơn những mảng dịch vụ này vẫn chƣa đƣợc công ty chú trọng phát triển tƣơng xứng với tiềm lực vốn có.

49

CHƢƠNG 4

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH 4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY

4.1.1 Môi trƣờng vĩ mô

4.1.1.1 Môi trường kinh tế

Kinh tế cả nước

Kể từ quý 3/2013 nền kinh tế Việt Nam đã vùng dậy thoát khỏi đáy của cuộc khủng hoảng và đang trở lại quỹ đạo tăng trƣởng mặc dù mức tăng còn chậm. Trên đà phát triển, năm 2014 tăng trƣởng kinh tế đƣợc đánh giá là khá hơn nhờ hiệu ứng các giải pháp hỗ trợ tổng cầu (tăng đầu tƣ bằng trái phiếu Chính phủ, giảm lãi suất…). Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tăng trƣởng GDP quý 1/2014 là 4,96% cao hơn cùng kỳ hai năm trƣớc (lần lƣợt ở mức 4,76% và 4,75%), nhờ sự phục hồi của khu vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp - xây dựng.

Xuất khẩu tiếp tục là động lực cho tăng trƣởng. Trong quý 1/2014, Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD tăng 44,5% so với cùng kỳ năm trƣớc và là mức xuất siêu lớn nhất kể từ năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lƣợt 14,1% và 12,4% (so với mức 23% và 17,9% tƣơng ứng của năm 2013). Xuất khẩu của Việt Nam đƣợc ghi nhận có mức tăng đột phá so với các nƣớc trong khu vực ASEAN.

Tình hình các doanh nghiệp cải thiện hơn với: Các chỉ số về khả năng trả nợ của khu vực doanh nghiệp đạt mức tốt nhất kể từ đầu năm 2012, tỷ số thanh toán hiện thời, thanh toán nhanh và lãi vay đều đƣợc cải thiện đáng kể, tƣơng ứng đạt 1,42 lần, 0,87 lần và 2,85 lần; đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ/tổng vốn) giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2008 (59,79%); hiệu quả sản xuất kinh doanh cải thiện với ROA và ROE tăng tƣơng ứng 5,1 và 2,3 điểm % so với năm 2012.

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát ở mức thấp: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2014 tăng 1,84% so với tháng 12/2013 và tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trƣớc. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng đầu năm 2014 tăng 4,73% so với cùng kỳ năm trƣớc, thấp hơn mức tăng 6,9% của cùng kỳ năm 2013, thể hiện sự bình ổn giá cả hàng hóa trên thị trƣờng. Lạm phát loại trừ giá hàng lƣơng thực thực phẩm đã giảm từ mức 9,6% vào cuối quý 1/2013 xuống còn 5,2% vào cuối quý 1/2014. Lạm phát loại trừ yếu tố thời vụ (loại trừ các mặt

50

hàng điện, nƣớc, xăng dầu, dịch vụ y tế - giáo dục) trong quý 1/2014 ở mức 3,43%, tăng so với mức 2,6% của quý 1/2013, cho thấy tổng cầu có chiều hƣớng tăng. Lạm phát giảm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất. Tính đến tháng 3/2014, lãi suất huy động đã giảm 0,5-0,8 điểm % so với đầu năm đối với các kỳ hạn ngắn và giảm 0,2-0,5 điểm % đối với các kỳ hạn dài. Tình hình trên tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng và giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Mặc dù chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ thu hẹp tỷ giá vẫn tiếp tục ổn định, cho thấy niềm tin vào VND đang đƣợc củng cố. Hệ thống ngân hàng có nhiều chuyển biến khá: nợ xấu cơ bản đã đƣợc kiểm soát; thanh khoản của hệ thống khá tốt; lãi suất huy động, lãi suất cho vay tiếp tục xu hƣớng giảm và huy động tiền gửi dân cƣ tiếp tục tăng khá.

Theo VINPA ( Hiệp hội xăng dầu Việt Nam), kinh tế thế giới bƣớc đầu vƣợt qua khủng hoảng kéo theo nhu cầu về năng lƣợng của một số nƣớc (nhƣ Trung Quốc, các nƣớc Đông Nam Á) vẫn tăng, nhƣng ở mức thấp hơn các năm trƣớc. Tổng cầu thế giới về các loại nhiên liệu năm 2014 vào khoảng 92 triệu thùng/ngày, tăng khoảng 1-2% so với năm 2013 và vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 80% của nhu cầu năng lƣợng nói chung. Trong khi đó, nguồn cung tuy còn bị ảnh hƣởng từ các sự kiện (bất ổn) tại các nƣớc Trung Đông và Bắc Phi(Iran, Iraq, Libya,…) làm giảm sản lƣợng khai thác nhƣng không gây hậu quả lớn vì sự bù đắp sản lƣợng khai thác tăng lên ở Ả rập Xê út, Mỹ, Nga. Với tình hình cung - cầu nhƣ trên, giá xăng dầu thế giới năm 2014 đã giảm nhẹ. Đối với thị trƣờng trong nƣớc, theo VINPA, lƣợng xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2014 tăng nhẹ do nền kinh tế tuy còn khó khăn nhƣng bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên, khi giá thế giới giảm nhẹ, khả năng tăng thuế nhập khẩu ít và tỷ giá khá ổn định nhƣ hiện nay, giá xăng dầu tính đến tháng 8 năm 2014 đã điều chỉnh giảm liên tục.

Mặc dù kinh tế có sự chuyển biến tích cực song tổng cầu lại cải thiện chậm. Tiêu dùng chậm cải thiện với doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ƣớc tính đạt khoảng 701,4 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2014 tăng 5,1% (loại trừ yếu tố giá) không cao hơn nhiều so với mức tăng của năm 2013 (+4,5%) và năm 2012 (+5%). Đầu tƣ tƣ nhân chƣa cải thiện nhiều nếu căn cứ vào mức tăng tín dụng âm trong quý 1/2014 so với mức tăng +1,17% và +0,22% tƣơng ứng của quý 1/2013 và quý 1/2012. Trong khi đó chi đầu tƣ phát triển giảm 4,9% so với năm 2013. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế vì vậy vẫn thấp hơn so với tiềm năng của nền kinh tế. Từ những sự thay đổi trên, trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2014 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá chỉ số môi trƣờng kinh tế vĩ mô

51

(Macroeconomic environment) của Việt Nam đạt 4,66 điểm xếp hạng thứ 75/144 nƣớc tăng 31 bậc so với vị trí 106 năm 2013. Tuy nhiên so với các nƣớc trong khu vực ASEAN vị trí của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn ngoại trừ Myanmar, Lào, Campuchia những quốc gia khác đều có vị trí xếp hạng cao hơn Việt Nam. WEF khuyến cáo: "Nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều những thách thức ở phía trƣớc do vậy đòi hỏi phải có những hành động quyết đoán về mặt chính sách để giúp sự tăng trƣởng của nền kinh tế ổn định hơn".

Bảng 4.1 Xếp hạng kinh tế vĩ mô của một số nƣớc ASEAN năm 2014

Quốc gia Thái Lan Malaysia Indonesia Philippines Singapore Myanmar

Hạng 19 44 34 26 15 116

Điểm 6,01 5,26 5,48 5,76 6,13 4,00

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới, 2014.

Kinh tế Cần Thơ

Cần Thơ đƣợc mệnh danh là Tây Đô – thủ phủ của miền Tây Nam bộ, là đô thị loại 1, một trong 4 tỉnh – thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng ĐBSCL. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Cần Thơ luôn ổn định và nằm trong nhóm địa phƣơng tăng trƣởng cao của cả nƣớc: Tăng trƣởng GDP năm 2011, 2012 và 2013 của TP Cần Thơ lần lƣợt là 14,6%, 11,55% và 14,5%.

- Công nghiệp: tuy sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhƣng vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, giá trị sản xuất năm 2013 so với năm 2012 tăng 18,6% (mục tiêu tăng 21%) trong đó khu vực kinh tế nhà nƣớc giảm 9%, khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc tăng 29,3% và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 17,6%. Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh nhƣ: chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y-thủy sản dùng trong nông nghiệp, bia, tân dƣợc, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện,...; việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất ngày càng đƣợc chú trọng và có xu hƣớng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp có công nghệ, thiết bị hiện đại, còn nhiều doanh nghiệp công nghiệp có qui mô nhỏ, thiết bị sản xuất giản đơn, công nghệ chậm đổi mới, năng lực cạnh tranh còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất chƣa cao.

-Xây dựng: giá trị sản xuất năm 2013 tăng 18,3%, giá trị tăng thêm tăng 14,7%, chiếm tỷ trọng 5,05% trong GDP. Nhiều công trình qui mô lớn, chất

52

lƣợng cao đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣ: cầu Cần Thơ, cảng hàng không Cần Thơ, cảng Cái Cui; các khu dân cƣ, khu tái định cƣ, khu đô thị mới, trụ sở làm việc các cơ quan chính trị, hành chính, công an, quân sự các cấp, các công trình hạ tầng đô thị đƣợc hình thành, góp phần đổi mới diện mạo thành phố.

- Thƣơng mại - dịch vụ: ngành thƣơng mại - dịch vụ tuy có nhiều khó khăn nhƣng duy trì đƣợc sự phát triển theo hƣớng đa dạng hóa loại hình, hƣớng tới những ngành dịch vụ có giá trị lớn, chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân; giá trị sản xuất năm 2013 tăng 17,8% (mục tiêu tăng 15,3%), giá trị tăng thêm tăng 17,3% (mục tiêu tăng 14,97%).

- Dịch vụ vận tải phát triển ổn định, chủ yếu là đƣờng bộ, đƣờng thủy và hàng không. Năm 2013 khối lƣợng hàng hóa vận chuyển tăng 6,5%, luân chuyển tăng 5,8%, vận chuyển hành khách tăng 7,2%.

- Đầu tƣ: tính đến tháng 4/2014 Cần Thơ đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tƣ cho 35 dự án, vốn đăng ký 631,6 triệu USD; vốn điều chỉnh tăng thêm 58 triệu USD; thu hồi 21 giấy phép đầu tƣ và giấy chứng nhận đầu tƣ với số vốn đăng ký

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)