Môi trường chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 67)

Về mặt luật pháp điều chỉnh các hoạt động logistics tại Việt Nam hiện nay tƣơng đối đầy đủ, ngoài quy định “dịch vụ logistics” (bằng 8 điều) trong Luật Thƣơng mại 2005, còn có các luật khác nhƣ Luật Hàng hải, Luật Hàng Không Dân dụng, Luật Giao thông Đƣờng bộ, Luật Đƣờng sắt…và các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, cảng biển, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế... Trong đó đặc biệt các quy hoạch có tính chất định hƣớng chiến lƣợc nhƣ cảng biển, vận tải biển, vận tải đƣờng bộ, đƣờng thủy, các cảng khô, khu logistics liên quan đến ngành dịch vụ logistics cho các thời kỳ 2020, tầm nhìn 2030 ngày càng

56

hoàn chỉnh. Tuy vậy, qua thời gian hội nhập khu vực và quốc tế, hành lang pháp lý cho hoạt động dịch vụ logistics từ Luật Thƣơng mại (2005) và Nghị định 140/2007/NĐ-CP chƣa đủ mạnh, thậm chí không còn phù hợp, thiếu cập nhật các định chế cần thiết trong lĩnh vực logistics quốc tế dẫn đến chƣa tạo đƣợc thị trƣờng dịch vụ logistics minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và chƣa kể là thiếu chính sách nhằm nuôi dƣỡng và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ logistics.

Mặc dù đã nỗ lực cải tiến các thủ tục hành chính quốc gia với Dự án 30 và đặc biệt là đổi mới trong lĩnh vực hải quan: điện tử hóa hải quan và hải quan một cửa đƣợc triển khai để thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển. Nhƣng đến nay vẫn còn xuất hiện điều bất hợp lý khi việc kinh doanh logistics chƣa đƣợc quản lý vào một đầu mối thống nhất, chƣa phân quyền hạn trách nhiệm rõ ràng giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công thƣơng. Cụ thể tại Nghị định 87/2009/NĐ-CP và Nghị định 89/2011/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP), Bộ Giao thông Vận tải đƣợc quy định là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phƣơng thức - một hoạt động quan trọng của dịch vụ logistics, trong khi theo quy định của Luật Thƣơng mại năm 2005, Bộ Công thƣơng là cơ quan quản lý nhà nƣớc về logistics và việc đăng ký kinh doanh logistics lại do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thực hiện. Về điều kiện đăng ký kinh doanh logistics và kinh doanh vận tải đa phƣơng thức còn chƣa thống nhất, việc kiểm tra sau khi đã cấp phép hoạt động còn buông lỏng. Đây là một trong những khó khăn rất lớn làm ảnh hƣởng tới sự phát triển của ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)