Vai trò của logistics

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 35)

- Vai trò của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn xã hội. Ở tầm của nền kinh tế, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần nhƣ toàn bộ quá trình sản xuất, lƣu thông và phân phối hàng hoá. Nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản) cho thấy chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm khoảng 15% GDP của mỗi nƣớc. Do đó, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Logistics hỗ trợ cho luồng

24

chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng.

Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trƣờng quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia đƣợc xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lƣợc đầu tƣ của các tập đoàn đa quốc gia. Những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt…sẽ thu hút đƣợc đầu tƣ từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vƣợt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc đã là những minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tăng trƣởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics.

- Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, logistics đóng vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ƣu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiểu doanh nghiệp thành công lớn nhờ có đƣợc chiến lƣợc và hoạt động logistics đúng đắn, ngƣợc lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay để tìm đƣợc vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm đƣợc nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ, môi trƣờng kinh doanh…tốt nhất và dẫn tới việc hoạt động logistics mang tính toàn cầu hình thành và phát triển.

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ hoạt động logistics mà doanh nghiệp giành đƣợc thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…Đồng thời, có thể chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất cũng nhƣ quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng hạn với một mức tổng chi phí là thấp nhất.

Logistics còn giúp giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hoá chứng từ. Theo các chuyên gia ngoại thƣơng, giấy tờ rƣờm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa

25

dạng trọn gói có tác dụng giảm rất nhiều các chi phícho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phƣơng thức do ngƣời kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, chuẩn hoá và nâng cấp chứng từ cũng nhƣ giảm khối lƣợng công việc văn phòng trong lƣu thông hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics đƣợc xem là công cụ hiệu quả để đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hoá và tập trung.

Bằng những ƣu điểm vƣợt trội của mình, logistics đã đóng vai trò then chốt trong việc đƣa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Vì vậy, cũng có thể nói rằng logistics là “trợ thủ đắc lực” cho hoạt động marketing hỗn hợp 4P (right product, right price, proper promotion and right place - sản phẩm đúng yêu cầu, giá cả đúng mực, quảng bá đúng độ, địa điểm đúng chỗ).

Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ mong muốn phải đƣa ra đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh tối ƣu. Logistics với mục tiêu là “cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất” – cho phép ngƣời quản lý kiểm soát và ra quyết định kinh doanh chính xác, nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và vận tải cần thơ đến năm 2020 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)