Tổng quan về ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại:

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các TCTD năm 2010. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM, Ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã [18].

Cũng theo quy định của Luật cỏc TCTD năm 2010, tại mục 3 điều 4 cú nờu rừ:

“NHTM là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận” [18]. Hệ thống NHTM ở Việt Nam hiện nay bao gồm: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh NHTM nước ngoài và NHTM 100% vốn nước ngoài [8, Tr.5].

Theo quy định tại điều 3 của Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013:

“Mạng lưới hoạt động của NHTM bao gồm có Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo quy định của pháp luật. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc NHTM, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của NHTM theo quy định của pháp luật” [13].

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại:

NHTM đã ra đời, tồn tại và phát triển gắn bó mật thiết với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, với mục tiêu hoạt động khác nhau, đa dạng các hình thức kinh doanh nhưng nhìn chung NHTM đều có các chức năng sau:

1.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính:

“Trung gian tài chính là chức năng quan trọng nhất của NHTM, quyết định sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong chức năng này NHTM đóng vai trò là một định chế tài chính (ĐCTC) trung gian

đứng ra tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế để điều chuyển cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, góp phần điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế” [7, Tr.8]. Chức năng này là cơ sở để thực hiện các chức năng khác, NHTM qua chức năng này tạo ra lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán:

Đối với chức năng này, NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ. Từ đó góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thuận tiện nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí. Chức năng này của NHTM có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế, cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi, qua đó NHTM cũng tăng thêm lợi nhuận từ việc thu phí của khách hàng và gia tăng nguồn vốn cho NHTM.

“Để thực hiện chức năng này, NHTM phải tổ chức mở tài khoản tiền gửi, thanh toán cho khách hàng, phát hành và quản lý các phương tiện thanh toán, tổ chức thực hiện thanh toán khi nhận được lệnh thanh toán của khách hàng” [7, Tr.8,9].

1.1.2.3. Chức năng trung gian thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:

Các NHTM hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của NHTW, tuyệt đối tuân thủ các quy định của NHTW về việc thực thi chính sách tiền tệ. Thông qua các hoạt động kinh doanh, NHTM đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, điều tiết lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo theo đúng định hướng của Nhà nước.

1.1.2.4. Chức năng tạo tiền:

“Trong chức năng này đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều ngân hàng và nhiều khách hàng. Khi kết hợp chức năng trung gian tài chính và chức năng trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra một lượng tiền trên tài khoản

tiền gửi thanh toán của khách hàng lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiền gửi ban đầu của khách hàng. Lượng tiền ghi sổ do NHTM tạo ra phụ thuộc vào số tiền gửi ban đầu của khách hàng, số lượng ngân hàng tham gia vào quá trình tạo tiền và tỷ lệ dự trữ bắt buộc” [7, Tr.9]. Đây chính là chức năng tạo tiền của NHTM, chức năng này chỉ rừ mối quan hệ giữa tớn dụng ngõn hàng và lưu thụng tiền tệ.

1.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại:

1.1.3.1. Nghiệp vụ Nguồn vốn (Nghiệp vụ Tài sản Nợ):

“Nghiệp vụ nguồn vốn là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NHTM. Vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốn khác” [7, Tr.10]. Đồng thời đây cũng là nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế. Đối với nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng những công cụ, biện pháp, hoạt động cần thiết mà luật cho phép để huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ trong nền kinh tế.

Thành phần nguồn vốn của Ngân hàng gồm có: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay, vốn tiếp nhận, vốn khác.

1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn (Nghiệp vụ Tài sản Có):

“Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn là nghiệp vụ phân phối nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt cho các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời góp phần mang lại thu nhập cho NHTM” [7, Tr.11]. Đây là nghiệp vụ quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và hoạt động kinh doanh của NHTM.

Nghiệp vụ này sử dụng các nguồn vốn đã được hình thành từ nghiệp vụ nguồn vốn thông qua các hoạt động như cấp tín dụng, đầu tư, dự trữ…

Vốn của NHTM được phân phối chủ yếu qua các nghiệp vụ sau: Dự trữ, cấp tín dụng, đầu tư, các nghiệp vụ khác (những khoản mục còn lại của Tài sản Có chủ yếu là đầu tư vào Tài sản cố định, các khoản phải thu – phải trả….).

1.1.3.3. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng:

Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng là nghiệp vụ mà các NHTM thực hiện kinh doanh các dịch vụ thông qua sự ủy nhiệm của khách hàng nhằm hưởng các

khoản phí, hoa hồng. Nghiệp vụ này hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ Tài sản Có và nghiệp vụ Tài sản Nợ.

Một số hoạt động kinh doanh Ngân hàng cụ thể như: Các dịch vụ thu – chi hộ cho khách hàng, bảo quản tài sản quý giá, kinh doanh mua bán ngoại tệ, tư vấn tài chính, dịch vụ thu tiền mặt tại điểm giao dịch của khách hàng, các dịch vụ chuyển tiền…

1.1.4. Quản lý chi phí và doanh thu của ngân hàng thương mại:

1.1.4.1. Quản lý chi phí:

* Nguyên tắc quản lý chi phí tại các Chi nhánh ngân hàng thương mại cũng giống như của ngân hàng thương mại [16]:

- Chi phí của Ngân hàng là số phải chi phát sinh trong kỳ. Các khoản chi được ghi nhận vào chi phí kinh doanh Ngân hàng phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, được hạch toán kịp thời, đầy đủ trên cơ sở hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Chi phí quản lý kinh doanh của Ngân hàng được quản lý theo định mức phù hợp với từng đơn vị thành viên, từng thời kỳ và phù hợp với quy định của Nhà nước.

- Đối với những khoản chi không đúng chế độ, người đề xuất thực hiện, người thẩm định/kiểm soát và người quyết định chi phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng.

* Các khoản mục chi phí của ngân hàng thương mại: Xem tại Phụ lục 01.

Các khoản mục chi phí tại phụ lục 01 là các khoản mục chi phí thường có của các NHTM, tuy nhiên do bị giới hạn về hoạt động kinh doanh nên tùy từng Chi nhánh trực thuộc sẽ có hoặc không có một số khoản mục chi phí. Ví dụ đối với các NHTM không kinh doanh vàng thì sẽ không có chi phí dự phòng giảm giá vàng, hay không có hoạt động kinh doanh chứng khoán thì sẽ không có chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán…

1.1.4.2. Quản lý doanh thu:

* Nguyên tắc quản lý doanh thu tại các Chi nhánh ngân hàng thương mại cũng giống như của ngân hàng thương mại [16]:

- Doanh thu của Ngân hàng được xác định theo nguyên tắc phải thu.

- Các khoản thu của Ngân hàng được ghi nhận trong kỳ trên cơ sở hoá đơn và/hoặc chứng từ hợp pháp, hợp lệ và phải được phản ánh đầy đủ, chính xác vào doanh thu.

- Đối với các khoản doanh thu phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được, Ngân hàng hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toỏn hoặc hạch toỏn vào chi phớ nếu khỏc kỳ kế toỏn và theo dừi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.

* Các khoản mục doanh thu của ngân hàng thương mại: Xem tại Phụ lục 02.

Các khoản mục doanh thu tại phụ lục 02 là các khoản mục doanh thu thường có của các NHTM, tuy nhiên do bị giới hạn về hoạt động kinh doanh nên tùy từng Chi nhánh trực thuộc sẽ có hoặc không có một số khoản mục doanh thu.

Đối với các Chi nhánh NHTM một số nghiệp vụ sẽ không được thực hiện như đầu tư, góp vốn mua cổ phần, cho thuê tài chính…. vì vậy doanh thu từ các hoạt động này tại các Chi nhánh là không có. Kết quả kinh doanh của NHTM là kết quả hợp nhất từ kết quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh.

1.1.5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng thương mại:

1.1.5.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để có thể đạt được kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả này quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của NHTM, là mục tiêu chủ chốt và hàng đầu của các Ngân hàng.

1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, các chỉ tiêu về năng lực tài chính, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh…, một số chỉ tiêu thường được sử dụng cụ thể như sau:

* Lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận của NHTM (kết quả tài chính của NHTM) thông thường được xác định vào ngày cuối cùng của năm tài chính, các khoản mục doanh thu phát sinh trong năm sẽ được tổng hợp vào các tài khoản loại 7 và các khoản mục chi phí phát sinh trong năm sẽ được tổng hợp vào các tài khoản loại 8. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng (Lợi nhuận trước thuế) được xác định:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

* Các chỉ tiêu tài chính:

- Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA:

ROA = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/Tổng tài sản có * 100%

- Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE:

ROE = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/Vốn chủ sở hữu * 100%

* Các chỉ tiêu về quy mô, mức độ an toàn và rủi ro trong hoạt động kinh doanh:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro.

- Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

- Tỷ lệ sử dụng vốn = Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động.

- Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ.

- Phân loại và mức trích lập dự phòng rủi ro: Việc phân loại nợ phải đảm bảo đánh giá đúng tuổi nợ, đánh giá đúng chất lượng nợ và đúng thời điểm nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng, bảo đảm an toàn vốn ngân hàng.

Các nhóm chỉ tiêu kể trên thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM, tuy nhiên do là đơn vị trực thuộc NHTM, giới hạn về hoạt động kinh doanh cũng quy định về hạch toán kế toán mà tại Chi nhánh NHTM sẽ không xác định được một số chỉ tiêu hoặc có một số chỉ tiêu không có ý nghĩa ở cấp độ Chi nhánh nêu trên như ROA, ROE, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn… Đa số ở cấp độ Chi nhánh NHTM thường đánh giá các chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ sử dụng vốn, tỷ lệ nợ quá hạn….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)