Về hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai

2.2.2. Thực trạng các mảng hoạt động chính giai đoạn từ năm 2013 – 2017

2.2.2.1. Về hoạt động huy động vốn

BIDV – Chi nhánh Gia Lai có bề dày hoạt động lâu đời tại địa bàn, thương hiệu BIDV đã được đông đảo người dân địa phương quen thuộc, mạng lưới giao dịch rộng khắp, đồng thời Chi nhánh cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng đã góp phần đáng kể vào hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Tuy nhiên do chính sách lãi suất so với các ngân hàng TMCP nhỏ còn chưa đủ sức cạnh tranh vì vậy vẫn phần nào ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại Chi nhánh. Cụ thể cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh như sau (số liệu đến thời điểm 31/12/2017):

Bảng 2.3. Bảng cơ cấu nguồn vốn của BIDV – Chi nhánh Gia Lai năm 2017 ĐVT: Tỷ đồng

TT Tiêu chí phân loại Số dư Tỷ trọng (%)

I Phân loại theo khách hàng

1 Cá nhân 3,209 82.51%

2 Khách hàng tổ chức 1,680 17.49%

II Phân loại theo kỳ hạn

1 Ngắn hạn (không tính KKH) 1,478 30.23%

2 Trung dài hạn (kỳ hạn từ 12

tháng trở lên) 2,139 43.75%

3 Không kỳ hạn 1,272 26.02%

TỔNG CỘNG 4,889 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017 và dự kiến một số chỉ tiêu KHKD 03 năm 2018 - 2020 [12]

Chi nhánh có nền khách hàng ổn định với gần 3.000 doanh nghiệp, chiếm 84% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn và hơn 100.000 khách hàng cá nhân đang có quan hệ tại Chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân ổn định qua các năm tuy tốc độ tăng còn chậm. Thị phần huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn đang có dấu hiệu bị cạnh tranh gay gắt bởi các TCTD khác trên địa bàn do lợi thế cạnh tranh về lãi suất huy động của các ngân hàng TMCP nhỏ.

Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh thời điểm 31/12/2017 tập trung vào huy động vốn trung dài hạn – trong đó chủ yếu là tiết kiệm cá nhân (chiếm 43.75%), phần còn lại là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn không kỳ hạn.

Nguồn vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh có tính ổn định không cao vì đây là nguồn vốn thanh toán chỉ tập trung số dư lớn vào các thời điểm cuối quý/cuối năm do nền khách hàng tại Chi nhánh của yếu là các doanh nghiệp xây lắp, trồng cây công nghiệp có nguồn tiền gửi dâng cao vào các tháng cuối quý, cuối năm khi chủ đầu tư thanh toán khối lượng xây lắp và thu hoạch cây công nghiệp

theo mùa, đồng thời trên địa bàn thiếu vắng hoạt động của các tổng công ty và các doanh nghiệp mạnh về nguồn lực tài chính.

Về mức độ tập trung vốn, Chi nhánh chủ yếu huy động từ nguồn dân cư có tính chất bền vững (chiếm tỷ trọng 82.51%), đối với nhóm khách hàng tổ chức chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn có tính ổn định thấp. Đồng thời hiện nay Chi nhánh có mức độ phụ thuộc nguồn vốn huy động vào nhóm khách hàng VIP, khách hàng có số dư lớn ở mức cao. Phân tích cụ thể nền khách hàng gửi tiền có kỳ hạn tại Chi nhánh, như sau:

Bảng 2.4. Bảng phân tích nền khách hàng tiền gửi của BIDV – Chi nhánh Gia Lai năm 2017

ĐVT: Khách hàng.

TT Nội dung

Phân loại nhóm khách hàng theo số dư huy động vốn có kỳ hạn

Dưới 500 triệu đồng

Từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ

đồng

Từ 01 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ

đồng

Từ 05 tỷ

đồng trở lên TỔNG

I. KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1

Số dư huy động (Tỷ

đồng) 885 491 944 745 3.115

Tỷ trọng (%) 28.42% 15.75% 31.92% 23.91% 100%

2 Số lượng khách hàng 7.095 734 545 58 8.432

Tỷ trọng (%) 84.15% 8.7% 6.46% 0.69% 100%

II. KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC 1 Số dư huy động (Tỷ

đồng) 2.7 0.5 22 477 502,2

Tỷ trọng (%) 0.54% 0.1% 4.38% 94.98% 100%

2 Số lượng khách hàng 9 1 13 12 35

Tỷ trọng (%) 25.71% 2.86% 37.14% 34.29% 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017 và dự kiến một số chỉ tiêu KHKD 03 năm 2018 - 2020

[12]

Đặc điểm tiền gửi dân cư trên địa bàn Gia Lai có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông sản nên mang tính chất thời vụ, thường tăng mạnh vào dịp cuối năm và kéo

dài đến tháng 5 và tháng 6 hằng năm; Đồng thời qua thống kê khách hàng gửi tiền theo độ tuổi và theo giới tính cho thấy số lượng khách hàng nữ chiếm trên 80% và có vai trò quyết định đối với nhóm tiền gửi dân cư. Số lượng khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại Chi nhánh là 3.115 chỉ chiếm tỷ trọng hơn 3% tổng số khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, trong đó số dư huy động vốn khách hàng cá nhân cũng tập trung ở phân khúc khách hàng quan trọng của Chi nhánh (nhóm khách hàng có số dư huy động vốn có kỳ hạn bình quân từ 01 tỷ trở lên) chiếm tỷ trọng khoảng 7.15% tổng số khách hàng cá nhân gửi tiền CKH tại Chi nhánh nhưng số dư huy động vốn lại chiếm 55.83% tổng số dư huy động vốn có CKH của khối khách hàng cá nhân. Việc phụ thuộc vào nhóm khách hàng có số dư lớn này dễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (do tăng lãi suất đáp ứng nhu cầu khách hàng dẫn đến tăng chi phí đầu vào) của Chi nhánh vì nhóm khách hàng này là nhóm khách hàng rất nhạy cảm về lãi suất (lựa chọn TCTD có lãi suất cao hơn để gửi tiền) và sự trung thành không cao.

Đối với huy động vốn nhóm khách hàng tổ chức chỉ chiếm tỷ lệ tương đối thấp khoảng gần 14% tổng số dư huy động vốn CKH tại Chi nhánh. Số lượng KHTC gửi tiền CKH chỉ chiếm hơn 1% tổng số KHTC đang có quan hệ tại Chi nhánh. Số dư tiền gửi CKH của nhóm KHTC cũng tập trung vào các nhóm khách hàng lớn có số dư từ 05 tỷ đồng trở lên chiếm tỷ trọng 94.98% tổng số dư huy động vốn CKH của nhóm KHTC. Đa số các KHTC tại Chi nhánh chỉ duy trì tiền gửi trên tài khoản thanh toán vì nguồn vốn liên tục xoay vòng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn tiền gửi CKH của nhóm này chủ yếu tập trung khối khách hàng định chế tài chính như Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm xã hội….

Suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn của Chi nhánh là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động bán vốn của Chi nhánh về Hội sở chính trừ đi chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng tính trên tổng nguồn vốn huy động bình quân toàn Chi nhánh, diễn biến suất sinh lời này qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Bảng phân tích thu nhập từ hoạt động huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2013 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Tổng thu nhập ròng Tổng số dư HĐV

bình quân Suất sinh lời (%)

Năm 2013 78 3.962 1,969%

Năm 2014 67 3.600 1,861%

Năm 2015 94 4.566 2,059%

Năm 2016 75 4.428 1,694%

Năm 2017 83 4.405 1,884%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017 và dự kiến một số chỉ tiêu KHKD 03 năm 2018 - 2020 [12]

Suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn của Chi nhánh có sự tăng giảm nhẹ qua các năm từ năm 2013 đến năm 2017, trong đó suất sinh lời cao nhất là năm 2015 và thấp nhất là năm 2016. Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng như tình hình kinh doanh của từng năm, có một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự tăng giảm trên, cụ thể như sau:

- Thứ nhất là do số dư huy động vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh thường kém ổn định và tỷ lệ thường không cao, nguồn vốn này năm 2015 tại Chi nhánh chiếm tỷ lệ rất lớn (do đột biến từ nguồn vốn của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chuyển các nguồn tiền tập trung về BIDV sau khi thiết lập mối quan hệ toàn diện với BIDV), đây là nguồn vốn giá rẻ đem lại lợi nhuận cao chính vì vậy làm tăng đột biến suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn của Chi nhánh năm 2015.

Đối với các năm khác, tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn rất thấp đồng thời thời gian duy trì số dư cũng không dài vì vậy suất sinh lời không cao.

- Thứ hai do cạnh tranh về mặt lãi suất huy động dẫn đến Chi nhánh buộc phải tăng lãi suất huy động, gia tăng chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng kéo

suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn giảm mạnh đặc biệt trong năm 2016 và có dấu hiệu phục hồi vào năm 2017.

- Thứ ba cán bộ quản lý khách hàng còn chưa sâu sát trong việc khuyến khích khách hàng gửi tiền ở các kỳ hạn có suất sinh lời cao thay vì chỉ tư vấn khách hàng gửi các kỳ hạn thông thường, khả năng đàm phán lãi suất với khách hàng còn chưa cao vẫn theo tâm lý sợ mất khách hàng nên thường dẫn đến tăng chi phí huy động vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)