Nội dung ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 40 - 41)

9. Bố cục của luận văn:

1.3. Nội dung ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh

doanh tại ngân hàng thương mại:

Quy trình ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại các tổ chức khác nhau sẽ có sự khác nhau ở một số điểm để phù hợp với đặc điểm riêng của tổ chức tuy nhiên về cơ bản quy trình ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng thường triển khai theo các bước cụ thể như sau:

- Bước 1: Xây dựng các mục tiêu chiến lược. Trên cơ sở tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược tổ chức xây dựng các mục tiêu để thực hiện chiến lược theo các phương diện chính của mô hình BSC.

- Bước 2: Xây dựng bản đồ chiến lược. Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược đã được xây dựng ở bước 01, thực hiện kết nối các mục tiêu trên cơ sở mô hình BSC. Bản đồ chiến lược sẽ cho thấy rõ những việc mà tổ chức cần làm để thực hiện tốt chiến lược, xác định được con đường đi hiệu quả nhất.

- Bước 3: Tạo ra các thước đo hiệu suất. Thước đo hiệu suất rất quan trọng sẽ định hướng cho những mục tiêu và chương trình hành động của tổ chức về sau.

Làm rõ và đạt được sự đồng thuận về chiến lược

* Làm sáng tỏ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi * Đạt được sự đồng thuận xuyên suốt toàn hệ thống

Lập kế hoạch và đặt mục tiêu (Quản lý chiến lược)

* Đặt mục tiêu

* Gắn kết các sáng kiến chiến lược * Phân bổ nguồn lực, ngân sách

* Thiết lập các mốc

Truyền đạt và kết nối

* Truyền đạt và giáo dục * Thiết lập mục tiêu * Kết nối các phần thưởng với các

thước đo hiệu quả hoạt động

Học tập và phản hồi

* Tuyên bố tầm nhìn chung

* Cung cấp phản hồi để nâng cấp chiến lược * Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập

Bước này giúp xác định cụ thể các thước đo cho từng loại mục tiêu thực thi chiến lược đã đề ra.

- Bước 4: Thiết lập các chỉ số đo lường hiệu suất (KPI). Bước này nhằm xác định rõ những chỉ số, con số cụ thể để đánh giá được mức độ thực hiện của các mục tiêu đã đề ra. Các chỉ số này như kim chỉ nam để tổ chức nỗ lực hoàn thành các mục tiêu.

- Bước 5: Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động. Bước này tổ chức cần xác định những kế hoạch và chương trình hành động cụ thể để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Đồng thời ở bước này, tổ chức cũng sẽ xác định rõ các công việc cần ưu tiên và việc phân bổ nguồn lực để thực hiện các chương trình hành động.

- Bước 6: Phân tầng BSC xuống các cấp bên dưới. Khi đã hoàn thiện mô hình BSC cho tổng thể tổ chức thì cần phải phân cấp xuống các cấp thấp hơn nhằm cụ thể hóa hơn nữa các cấp độ quản trị đối với từng cấp.

- Bước 7: Đánh giá cụ thể và thực hiện cơ chế giám sát. Từ đó có sự phản hồi về mô hình để có sự điều chỉnh/bổ sung/thay thế phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)