Những thuận lợi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 80 - 82)

9. Bố cục của luận văn:

2.3.1. Những thuận lợi:

Một là, Chi nhánh được thành lập từ năm 1976, có bề dày hoạt động lâu đời tại địa bàn tỉnh Gia Lai. Kinh tế xã hội Tỉnh Gia Lai có sự tăng trưởng tốt, có ưu thế về lĩnh vực trồng cây công nghiệp, phát triển thủy điện…. Đây là khu vực tiềm năng phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Hai là, thương hiệu BIDV đã được đông đảo người dân địa phương quen thuộc, mạng lưới giao dịch rộng khắp. Hầu hết các địa điểm giao dịch của Chi nhánh đều được đặt ở những vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận, đảm bảo khả năng tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Ba là, hiện Chi nhánh đã và đang cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ của BIDV với nhiều tiện ích hiện đại. So với các TCTD khác trên địa bàn, thị phần khách hàng của Chi nhánh đang nằm trong số các ngân hàng dẫn đầu địa bàn.

Bốn là, Chi nhánh có môi trường làm việc năng động, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Năm là, có nhu cầu triển khai mô hình BSC: trước áp lực cạnh tranh của đối thủ, sự tăng trưởng chậm về quy mô hoạt động và các khó khăn, tồn tại có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh buộc hệ thống BIDV nói chung và Chi nhánh nói riêng cần phải có đổi mới trong hoạt động kinh doanh. Việc lựa chọn triển khai mô hình BSC là một ví dụ vì mô hình BSC thực sự giúp tổ chức có sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, quản trị toàn diện các mặt hoạt động và tạo đà phát triển cho các mục tiêu dài hạn.

Sáu là, việc triển khai mô hình BSC toàn Chi nhánh là tuân thủ theo định hướng của toàn ngành, trước những lợi ích là mô hình BSC dự kiến đem lại đồng thời nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu KHKD do trụ sở chính giao vì vậy việc triển khai mô hình nhận được sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao và các cấp quản lý. Đồng thời, tập thể ban lãnh đạo Chi nhánh đã nhận thức rõ được sự cần thiết ứng dụng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, coi đây là một bước phát triển cần thiết để cải thiện kết quả kinh doanh hiện tại trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chi nhánh đã có sự đồng thuận cao từ phía ban lãnh đạo để quyết tâm ứng dụng mô hình BSC trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Bảy là, có chế độ lương thưởng và đãi ngộ xứng đáng gắn với mức độ hoàn thành các chỉ tiêu KHKD: Về chế độ lương thưởng, phúc lợi dành cho CBNV hiện nay đã và đang được Chi nhánh thực hiện rất tốt. Việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được thực hiện hàng tháng, lương thưởng được gắn trực tiếp với mức độ hoàn thành công việc của từng đơn vị, từng cán bộ tạo động lực tăng năng suất lao động, góp phần trực tiếp vào việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Tám là, có định hướng kinh doanh rõ ràng: Chi nhánh căn cứ vào chiến lược kinh doanh của toàn hệ thống và tình hình thực tế tại Chi nhánh để thực hiện xây dựng định hướng phát triển của Chi nhánh nhằm xác định các mục tiêu và tạo động lực thúc đẩy các mặt hoạt động của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)