9. Bố cục của luận văn:
1.4.2. Các điều kiện và nhân tố chính:
Thứ nhất, lựa chọn và xây dựng các phương diện chính cũng như các chỉ tiêu của mô hình phải đo lường được các yếu tố mà khách hàng, cổ đông, nhân viên đánh giá là có giá trị, các chỉ tiêu có sự liên kết chặt chẽ với nhau: mục đích cuối cùng của mô hình BSC là tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích sự phấn đấu nỗ lực nhằm cải thiện kết quả hoạt động của tổ chức. Mà kết quả của tổ chức là phải đảm bảo những yêu cầu mà cổ đông đề ra, khách hàng và nhân viên mong muốn.
Thứ hai, các chỉ tiêu phải đảm bảo phản ánh chính xác bản chất của từng phương diện: việc lựa chọn chỉ tiêu của từng phương diện có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức đánh giá mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đối với việc thực thi chiến lược (thông qua điểm trọng số các chỉ tiêu của từng phương diện); việc lựa chọn sai các chỉ tiêu của từng phương diện dẫn đến việc đánh giá sai tình hình thực tế của từng phương diện, đối với các chỉ tiêu không phản ánh đúng bản chất sẽ gây rối các chỉ tiêu chính khác, thiếu hụt các chỉ tiêu đánh giá cần thiết sẽ không đánh giá toàn diện phương diện đó.
Thứ ba, phát triển được các thước đo phản ánh chính xác bản chất của các chỉ tiêu và các chỉ số đo lường hiệu suất tương ứng có khả năng thúc đẩy hoạt động
kinh doanh theo định hướng đã đề ra: khi xây dựng mô hình BSC đối với mỗi chỉ tiêu sẽ có định hướng cụ thể, khi hoàn thành từng chỉ tiêu sẽ góp phần vào việc hoàn thành chiến lược chung. Vì vậy các thước đo, các chỉ số đo lường hiệu suất của các chỉ tiêu phải phù hợp tình hình thực tế và định hướng chung; đồng thời cách thức đánh giá các thước đo phải đảm bảo tạo động lực đánh giá mức độ hoàn thành theo từng cấp độ, để các đơn vị phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu.
Thứ tư, xây dựng được bản đồ chiến lược có khả năng kết nối các phương diện, các mục tiêu trong mô hình BSC thông qua các mối quan hệ nhân quả: việc kết nối các phương diện và các mục tiêu cụ thể của mô hình rất quan trọng, có như vậy mới thúc đẩy được quá trình thực thi chiến lược của tổ chức theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Thứ năm, thiết kế các chương trình hành động phải thực sự đem lại động lực thúc đẩy cho quá trình ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh hiệu quả: để thực hiện các chỉ tiêu của từng phương diện, tổ chức cần thiết kế các chương trình hành động có liên quan trực tiếp hoặc hỗ trợ đến việc hoàn thành các chỉ tiêu trong hạn mức chi phí được phân bổ. Các chương trình hành động này phải được triển khai theo lộ trình và có sự đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên nhằm sửa đổi/thay thế phù hợp.
Thứ sáu, đảm bảo sự tin cậy và trung thực trong báo cáo các chỉ tiêu KHKD của mô hình: các số liệu cung cấp cho báo cáo các chỉ tiêu KHKD phải phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động của đơn vị, đối với các chỉ tiêu mang tính cảm tính hay đánh giá dựa vào yếu tố quan sát cảm quan của con người cần được đánh giá cẩn thận, tỷ mỷ đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực.