Đối với các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 109 - 141)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI

3.4. Một số đề xuất kiến nghị

3.4.2. Đối với các cơ quan hữu quan

Mô hình BSC thực sự là một phương thức quản trị hiện đại mang lại nhiều hiệu quả cho các tổ chức ứng dụng triển khai, góp phần đánh giá toàn diện các mặt hoạt động qua đó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của tổ chức theo đúng chiến lược đã đề ra. Vì vậy để thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi mô hình BSC trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp, Ngân hàng nói chung và BIDV – Chi nhánh Gia Lai nói riêng, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:

- Xây dựng các chỉ tiêu, thông số chuẩn của Ngành để các TCTD có căn cứ cụ thể xây dựng chiến lược, giúp cho việc định chuẩn đánh giá tình hình kinh doanh của các TCTD được chính xác và thống nhất.

- Nhà nước cần có chủ trương, chính sách, chương trình hành động định hướng, phổ biến, cập nhật các kiến thức về mô hình BSC đối với các tổ chức doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Tiến hành phổ biến và giới thiệu về mô hình quản trị hiện đại như một công cụ quản trị hiện đại, có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Nên khuyến khích các tổ chức ứng dụng mô hình BSC, cũng như phát triển đào tạo nguồn nhõn lực cú hiểu biết rừ về mụ hỡnh này nhằm năng cao khả năng ứng dụng tại đơn vị, đội ngũ cán bộ có năng lực để nâng cao năng lực doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức ứng dụng mô hình BSC trong đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua việc khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng, thông tin phục vụ công tác dữ liệu, hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở các mối quan hệ hợp tác, tích cực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút thêm các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở chiến lược chung của toàn hệ thống BIDV, căn cứ vào KHKD và các chỉ tiêu được giao hàng năm, BIDV – Chi nhánh Gia Lai xây dựng định hướng phát triển của Chi nhánh đảm bảo tuân thủ chiến lược và phù hợp với thực tế của Chi nhánh.

Dựa vào những cơ sở lý luận của chương 1 và phân tích thực trạng quá trình ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng tại Chi nhánh, những điểm thuận lợi và khó khăn được nêu tại chương 2, để thực hiện định hướng đã đề ra tác giả đưa ra các nhóm giải pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua đó thực thi chiến lược chung của toàn hệ thống, Chi nhánh hoàn thành các chỉ tiêu KHKD được giao.

KẾT LUẬN

Trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế và sự cạnh tranh trong môi trường hoạt động đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp để phát triển là nhu cầu thiết yếu của các tổ chức trong đó có BIDV. Mô hình BSC qua thời gian và qua kết quả ứng dụng tại các đơn vị trong và ngoài nước đã khẳng định được những lợi ích ưu việt mang lại, chính vì vậy việc lựa chọn mô hình này để thực thi chiến lược đã và đang là lựa chọn hàng đầu của BIDV. Qua mụ hỡnh cú thể cho cỏc nhà lónh đạo thấy rừ bức tranh chân thực và đầy đủ nhất về các mảng hoạt động của tổ chức cả trong ngắn và dài hạn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại trong hệ thống BIDV chưa chính thức triển khai mô hình BSC mà mới dừng ở mức độ thí điểm.

Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá việc ứng dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, đề tài đã có những đóng góp cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề tài đã nêu được các lý thuyết cơ sở về mô hình thẻ điểm cân bằng ứng dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHTM và chỉ ra các điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng này.

Thứ hai, đề tài đã đánh giá thực trạng việc ứng dụng thí điểm mô hình BSC tại Chi nhánh qua đó chỉ ra được những điểm thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong quá trình ứng dụng. Qua đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời, phù hợp.

Thứ ba, đề tài đã chỉ ra được nhu cầu cần thiết ứng dụng mô hình BSC trong hoạt động của Chi nhánh trước tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới còn gặp rất nhiều khó khăn chủ quan và khách quan. Việc ứng dụng mô hình sẽ là phương pháp để Chi nhánh có thể tận dụng nguồn lực và quản trị toàn diện các mặt hoạt động của Chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên việc ứng dụng mô hình BSC tại Chi nhánh còn là một công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và tâm huyết vì vậy các giải pháp đưa ra còn mang tính chất dài hạn. Đồng thời đề tài cũng chưa đi vào phân tích việc triển khai

mô hình BSC đến từng đơn vị phòng ban, từng CBNV Chi nhánh. Đây là một nội dung cần thiết được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

Cuối cùng đề tài chính là cơ sở và là một tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình ứng dụng mô hình Thẻ điểm cân bằng tại BIDV nói chung và BIDV – Chi nhánh Gia Lai nói riêng đảm bảo hiệu quả kinh doanh và hiệu quả thực thi chiến lược.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Tác giả:

1. David Parmenter (2013), “KPI Các chỉ số đo lường hiệu suất”, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Sách dịch.

2. Đặng Thị Hương (2010), “Áp dụng Thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Số 26.

3. Hà Nam Khánh Giao - Trần Đông Duy (2016), “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tại công ty điện lực Tân Thuận”, Tạp chí Công Thương, Số 4.

4. Hà Nam Khánh Giao - Trần Đông Duy (2016), “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ”, Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Số 50(50).

5. Nguyễn Thị Thu Nhuần (2017), “Áp dụng Thẻ điểm cân bằng tại Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nhìn từ kinh nghiệm của thế giới”, Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, Số 2(33).

6. Paul R. Niven (2013), “Balanced Scorecard Thẻ điểm cân bằng”, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Sách dịch.

7. PGS. TS Trầm Thị Xuân Hương – ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc (2016),

“Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

8. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2010), “Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB lao động xã hội.

9. Phạm Hùng Cường - Bùi Văn Minh (2014), “Thực trạng áp dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scoredcard) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang, Quyển 3(2).

10. Robert S. Kaplan - David P. Norton (2013), “Thẻ điểm cân bằng”, Tủ sách doanh trí, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Sách dịch.

11. Robert S. Kaplan - David P. Norton (2011), “Bản đồ chiến lược”, Tủ sách doanh trí, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Sách dịch.

Tài liệu:

12. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017 và dự kiến một số chỉ tiêu KHKD 03 năm 2018 - 2020 (Lưu hành nội bộ).

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Nghị quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22/08/2012 của HĐQT BIDV về việc phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 (Lưu hành nội bộ).

15. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015), Nghị quyết liên tịch số 5960/NQLT-BIDV ngày 07/08/2015 về việc định hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến 2030 (Lưu hành nội bộ).

16. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015), Quyết định số 9666/QyĐ-BIDV ngày 01/12/2015 về việc Quy định Chế độ thu chi Tài chính (Lưu hành nội bộ).

17. Những ghi chép về các mô hình Thẻ điểm cân bằng tại một số TCTD của nhóm phụ trách triển khai thí điểm mô hình Thẻ điểm cân bằng BIDV qua quá trình khảo sát thực tế (Lưu hành nội bộ).

18. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.

19. Tài liệu đào tạo về mô hình BSC của Công ty phát triển năng lực tổ chức OCD.

20. Tài liệu đào tạo về Mô hình Thẻ điểm cân bằng của BIDV (Lưu hành nội bộ).

Website:

21. Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam:

www.bidv.com.vn;

22. Viện kinh tế và thương mại Quốc tế (Trường Đại học Ngoại thương):

www.ieit.edu.vn.

23. Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn;

24. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: www.unba.org.vn;

PHỤ LỤC 01: CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TT Các khoản mục chi phí Diễn giải I Chi phí hoạt động kinh doanh

1 Chi phí trả lãi Chi phí huy động vốn (chi trả lãi tiền gửi/GTCG, bảo hiểm tiền gửi, một số khoản chi khác); chi trả lãi tiền vay NHNN/Bộ Tài chính/Các TCTD khác.

2 Chi phí hoạt động tín dụng Chi trả dịch vụ thu hồi nợ; Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, ngoại bảng, nợ xấu; Chi khác về hoạt động tín dụng (án phí, lệ phí thi hành án, các khoản chi khác).

3 Chi phí hoạt động dịch vụ Chi về dịch vụ tài trợ thương mại (khoản chi gửi tài liệu); Chi về dịch vụ thanh toán (Phí trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chi phí cước truyền tin phục vụ hoạt động thanh toán, chi dịch vụ thẻ/POS, Chi nghiệp vụ ủy thác/đại lý, Chi dịch vụ tư vấn, chi các hoạt động khác).

4 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, hoạt động phái sinh

Chi phí mua bán ngoại tệ, vàng, kim loại/đá quý, phần chênh lệch lãi lỗ và chi phí khác;

Chi về chênh lệch tỷ giá; Chi cho các giao dịch tài chính phái sinh.

5 Chi phí hoạt động đầu tư (kinh doanh chứng khoán, đầu tư chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần)

Chi về hoạt động đầu tư liên doanh, góp vốn, mua cổ phần; Chi phí kinh doanh chứng khoán; Chi phí đầu tư chứng khoán.

6 Chi phí hoạt động kinh doanh Chi cho việc mua bán nợ; Chi các khoản nợ

TT Các khoản mục chi phí Diễn giải

khác phải trả; Chi cho thuê tài sản; Chi nhượng bán thanh lý tài sản; Chi trả tiền phạt, bồi thường; Chi xử lý khoản tổn thất; Chi hoạt động kinh doanh khác.

II Chi phí về hoạt động nghiệp vụ

Chi hoa hồng môi giới; Chi về kho quỹ; Chi nộp thuế, lệ phí.

III Chi phí quản lý kinh doanh Chi phí nhân viên; Chi phí trụ sở; Chi phí công nghệ; Chi hành chính văn phòng; Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi; Chi lễ tân khánh tiết, công tác phí; Chi phí quản lý kinh doanh khác.

IV Chi phí dự phòng rủi ro Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng; Chi phí dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; Chi phí dự phòng Nợ phải thu khó đòi.

V Chi phí nội bộ Chi phí mua bán vốn giữa Hội sở chính và các Chi nhánh; Chi trả lãi thuê tài chính;

Chi nội bộ khác.

VI Chi phí khác Chi công tác đoàn thể; Chi công tác xã hội;

Các khoản chi khác.

PHỤ LỤC 02: CÁC KHOẢN MỤC THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TT Các khoản mục chi phí Diễn giải I Thu từ hoạt động kinh doanh

1 Thu từ hoạt động tín dụng Thu lãi cho vay, thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu khác từ hoạt động tín dụng.

2 Thu từ đầu tư tiền gửi Thu lãi tiền gửi, thu lãi từ giao dịch thị trường tiền tệ

3 Thu từ hoạt động dịch vụ Thu từ dịch vụ tài trợ thương mại, thu dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thu phí dịch vụ thẻ, thu phí dịch vụ ngân quỹ, thu phí nghiệp vụ ủy thác/đại lý, thu phí dịch vụ ngân hàng điện tử, thu dịch vụ tư vấn, thu từ dịch vụ bảo hiểm, thu các dịch vụ khác có liên quan

4 Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, hoạt động tài chính phái sinh

Số chênh lệch lãi giữa giá bán và giá mua ngoại tệ, vàng, kim loại/đá quý; phí mua bán vàng, kim loại/đá quý, ngoại tệ; Lãi do đánh giá lại ngoại tệ, vàng và kim loại/đá quý; Thu từ các giao dịch tài chính phái sinh

5 Thu từ hoạt động đầu tư Thu từ hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán (trừ cổ phiếu); Thu lãi góp vốn, mua cổ phần vào các công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác; Lãi chuyển nhượng vốn

6 Thu nhập từ hoạt động kinh Thu từ hoạt động mua bán nợ; Thu từ hoạt

TT Các khoản mục chi phí Diễn giải

doanh khác động kinh doanh khác như thu từ cho thuê tài sản hoạt động

II Thu nhập khác Thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản;

Thu về các khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro; Thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; Thu các khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ được ghi tăng thu nhập; Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; Thu từ các khoản ngân hàng đã hạch toán vào chi phí các năm trước nhưng đến nay không phải chi trả (các khoản dự trả nhưng không phải trả, chi phí được hoàn lại..); Thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích chi phí năm tài chính trước; Thu các khoản thuế đã nộp nay được giảm, được hoàn lại; Các khoản thu khác III Thu nhập nội bộ Thu nhập mua bán vốn nội bộ; Thu nhập

phí dịch vụ nội bộ; Thu nhập các giao dịch tài chính phái sinh nội bộ; Thu từ hoạt động nội bộ khác

PHỤ LỤC 03: MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BSC BIDV – CHI NHÁNH GIA LAI (THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ)

PHƯƠN G DIỆN

S T

T CHỈ TIÊU

Tần suất

đo Trọng số Phương pháp xác định số liệu (Điểm số mỗi chỉ tiêu 100 điểm)

TÀI CHÍNH

(40%)

I. TÀI CHÍNH 40%

1 Lợi nhuận trước thuế Quý 25.0%

- Thực hiện = 100% kế hoạch đạt 90 điểm.

- Thực hiện <100% kế hoạch: giảm 1%

so với kế hoạch trừ 3 điểm. Trừ đến 0 điểm.

- Thực hiện >100% kế hoạch: vượt 1%

so với kế hoạch được cộng thêm 1 điểm. Cộng tối đa 10 điểm.

2 Thu nhập ròng hoạt

động bán lẻ Quý 8.0%

- Kỳ đánh giá năm: Tăng trưởng 1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 4 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 1, 2, 3: Tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm trước đạt 4 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

3 Thu dịch vụ ròng Quý 5.0%

- Chi nhánh có thu dịch vụ ròng năm

trước ≥ 50 tỷ

- Kỳ đánh giá năm: Tăng trưởng 1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 4 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 1, 2, 3: Tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm trước đạt 4 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Chi nhánh có thu dịch vụ ròng năm trước từ 20 tỷ đến 50 tỷ

- Kỳ đánh giá năm: Tăng trưởng 1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 3 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 1, 2, 3: Tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm trước đạt 3 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

4 Thu nhập ròng từ

hoạt động Thẻ Quý 2.0%

- Chi nhánh có thu nhập ròng từ hoạt động thẻ năm trước ≥ 5 tỷ

- Kỳ đánh giá năm: Tăng trưởng 1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 3 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 1, 2, 3: Tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm trước đạt 3 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Chi nhánh có thu nhập ròng từ hoạt động thẻ năm trước từ 2 tỷ đến 5 tỷ

- Kỳ đánh giá năm: Tăng trưởng 1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 2,5 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 1, 2, 3: Tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm trước đạt 2,5 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

KHÁCH HÀNG

(30%) I

I KHÁCH HÀNG 30%

5 Huy động vốn cuối

kỳ Quý 5.0%

- Trường hợp giao KH >TH năm trước:

Hoàn thành KH đạt 100 điểm. Thấp hơn 1% so với KH trừ 2 điểm.

- Trường hợp giao KH < TH năm trước:

Hoàn thành KH: 100 điểm. Thấp hơn 1% so với KH trừ 2 điểm.

6 Dư nợ tín dụng cuối

kỳ Quý 5.0%

- Trường hợp giao KH >TH năm trước:

Hoàn thành KH đạt 100 điểm. Thấp hơn 1% so với KH trừ 2 điểm.

- Trường hợp giao KH < TH năm trước:

Hoàn thành KH: 100 điểm. Thấp hơn 1% so với KH trừ 2 điểm.

7 Dư nợ bán lẻ cuối kỳ Quý 5.0%

- Kỳ đánh giá năm: Tăng trưởng 1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 3 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 3: Tăng trưởng 1%

so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 4 điểm. Tối đa đạt 100 điểm

- Kỳ đánh giá Quý 2: Tăng trưởng 1%

so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 6 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 1: Tăng trưởng 1%

so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 12 điểm. Tối đa đạt 100 điểm

8 Thị phần HĐV Quý 1.5%

- Kỳ đánh giá năm: Tăng 0,1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 5 điểm.

Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 3: Tăng 0,1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 8 điểm.

Tối đa đạt 100 điểm

- Kỳ đánh giá Quý 2: Tăng 0,1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 10 điểm.

Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 1: Tăng 0,1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 12 điểm.

Tối đa đạt 100 điểm

9 Thị phần tín dụng Quý 1.5%

- Kỳ đánh giá năm: Tăng 0,1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 5 điểm.

Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 3: Tăng 0,1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 8 điểm.

Tối đa đạt 100 điểm

- Kỳ đánh giá 6 tháng: Tăng 0,1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 10 điểm. Tối đa đạt 100 điểm.

- Kỳ đánh giá Quý 1: Tăng 0,1% so với thời điểm 31/12 năm trước đạt 12 điểm.

Tối đa đạt 100 điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 109 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)