2. Phân loại và miêu tả
2.15. Phương thức dùng sự sai lệch ngữ nghĩa trong ngôn giao
Ngôn giao là sự giao tiếp bằng lời, trong đó có hai quá trình là phát ngôn và thụ ngôn. Trong ngôn giao, nếu người phát ngôn và người thụ ngôn có cùng chung bối cảnh văn hoá, hoặc trình độ, hiểu biết thì sẽ dễ dàng trong việc phát ra tín hiệu cũng như giải mã tín hiệu. Nếu người phát ngôn và người thụ ngôn khác nhau về trình độ văn hoá, sự hiểu biết và không cùng chung bối cảnh văn hoá thì thường dẫn đến sự sai lệch ngữ nghĩa trong ngôn giao.
Dựa theo Tôn Diễm Phong [85,22], chúng tôi chia sự sai lệch ngữ nghĩa làm ba tiểu loại và chúng đều có khả năng tạo ra hàm ngôn.
a) ý nghĩa của tín hiệu bị tăng thêm không thoả đáng
ý nghĩa tăng thêm thường do hai nguyên nhân: thứ nhất là do khi giải mã tín hiệu, người thụ ngôn thêm cho tín hiệu một số ý nghĩa ngoài những ý nghĩa người phát ngôn muốn truyền đạt; thứ hai là do khi giải mã tín hiệu, người thụ ngôn đã nhấn mạnh thêm một số ý nghĩa nào đó mà ý nghĩa muốn truyền đạt trong tín hiệu của người phát ngôn yếu hơn.
Ví dụ: Một anh chàng nọ đến thăm người yêu. Hai người ngồi nói chuyện với nhau khá lâu. Lúc đó bố cô gái bước lên nhà và hỏi anh chàng nọ: - Cháu cho bác hỏi bây giờ là mấy giờ rồi?
Anh chàng nọ nghĩ rằng bố cô gái đuổi khéo nên vội vã chào ra về. Ông già lẩm bẩm:
- Thanh niên bây giờ thật không hiểu nổi, mình không có đồng hồ nên phải hỏi giờ nó. Vậy mà nó cũng không thèm trả lời!
Trong văn hoá người Việt, nếu gặp một câu hỏi như thế thông thường thì ai cũng nghĩ như anh chàng đó và nhất là trong hoàn cảnh anh
phải như thế. Do anh ta quá "nhạy cảm" nên đã làm tăng lên ý nghĩa của tín hiệu mà ông già đã truyền đạt dẫn đến sự lệch nghĩa trong ngôn giao.
b) ý nghĩa bị giảm đi trong ngôn giao
Sau khi người thụ ngôn tiếp nhận và giải mã tín hiệu mà người phát ngôn đưa ra, ý nghĩa có thể bị giảm đi so với những điều người phát ngôn muốn truyền đạt. Thường do hai nguyên nhân sau: thứ nhất là, khi giải mã tín hiệu, người thụ ngôn đã giảm đi một số ý nghĩa mà người phát ngôn muốn diễn đạt; thứ hai là khi giải mã tín hiệu, người thụ ngôn đã làm yếu đi cường độ một ý nghĩa nào đó của phát ngôn.
Ví dụ:
- Em đã học thuộc danh từ số ít và số nhiều chưa? - Thưa cô thuộc rồi ạ!
- Vậy, em hãy cho biết: danh từ cái quần là số ít hay số nhiều? - Thưa cô! ở trên là số ít, ở dưới là số nhiều ạ! [111,23].
Cô giáo muốn nói đến khái niệm về số ít và số nhiều, đây là một vấn đề về lí thuyết chung. Tuy nhiên, có lẽ do học sinh không nắm được vấn đề nên đã đi vào cái cụ thể và trả lời theo những gì mà "mắt thấy tai nghe": cái quần thì phía trên có một chỗ để xỏ vào nên là số ít còn ở dưới có hai ống nên là số nhiều!
c) ý nghĩa bị lầm lẫn
Khi giải mã tín hiệu, người thụ ngôn đã lầm với ý nghĩa của tín hiệu khác, đó là trường hợp bị lầm lẫn.
Ví dụ: Mua cái gì cũng được
Cô dâu nọ mới về nhà chồng, chuẩn bị đi chợ mua thức ăn, hỏi mẹ chồng cần mua cái gì hôm nay.
- Tuỳ con! Mua gì cũng được! Mua cái gì đó, xào cũng được, luộc cũng được, nấu cũng được, kho cũng được- Bà mẹ chồng trả lời.
Nghe thấy vậy, cô con dâu ngoan ngoãn trả lời: - Vậy con mua cái kiềng! [111,19].
Cô con dâu đã giải mã tín hiệu sai do không hiểu được ý của bà mẹ. Thứ nhất, cô đã sai khi đi lệch hệ qui chiếu, vì đang nói đến thức ăn chứ không phải đồ để nấu ăn. Thứ hai, bà mẹ chồng đã nói là cái gì cũng được, tức là có nhiều món để cô lựa chọn, chẳng hạn: muốn xào thì mua rau, đậu , thịt...; muốn luộc thì cũng có thể mua thịt, rau...; muốn kho thì mua cá, thịt... Nhưng cô gái đã nghĩ là chỉ mua một món mà món đó phải nấu được, xào được, luộc được, kho được, thậm chí là nướng và cả nấu canh được! Cái thứ mà đa dạng như thế thì theo cô chỉ là cái kiềng bếp.
2.16. Phương thức dựa trên những lẽ thường
Lẽ thường là những điều có tính chất kinh ngiệm, là chân lí thông thường được hình thành trong quá trình giao tiếp, quá trình sống được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ thừa nhận. Lẽ thường có trong phong tục, tập quán, lối sống, cách ứng xử của một cộng đồng. Dựa vào lẽ thường mà người nói truyền báo điều mình muốn nói, còn người nghe lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa mà người nói muốn truyền đạt. Chính vì thế mà lẽ thường được coi là cơ sở để người nói cố ý vi phạm các nguyên tắc giao tiếp và người nghe ý thức được chỗ vi phạm của người nói. Như vậy có thể nói, lẽ thường là tiền đề để người nói và người nghe hiểu nhau.
Chẳng hạn, quảng cáo Sữa cô gái Hà Lan trên tivi. Người ta không cần giải thích nhưng ta vẫn hiểu được sữa cô gái Hà Lan không phải là sữa của cô gái Hà Lan tương tự như cấu trúc sữa bò, sữa dê mà là sữa mang nhãn hiệu cô gái Hà Lan. Ta hiểu được là do kinh nghiệm chung không ai bán sữa người cả.
Những người không am hiểu văn hoá Việt Nam thì sẽ không hiểu được đoạn đối thoại sau:
- Bà sang chơi, cháu Vân nó sinh rồi. - Thủ lợn mang đi hay thủ lợn mang về? - Thủ lợn mang đi.
Người Việt trước đây có quan niệm trọng nam khinh nữ. Sinh con trai là có phúc.Theo phong tục, khi cưới vợ thì nhà trai phải mang một mâm xôi và một thủ lợn sang nhà gái. Do vậy, cách nói thủ lợn mang đi hay mang về là sinh con trai hay con gái.
Người Hà Nội khi qua đời thường được mai táng ở nghĩa trang Văn Điển. Không hiểu điều đó thì không giải thích được cách nói như:
- Anh C dạo này có khoẻ không? - Nó sắp đi Văn Điển rồi! [37,198]. Vì lẽ đó nên mới có câu chuyện vui sau:
Lâu ngày ông giám đốc nọ mới gặp lại một công nhân già nghỉ hưu, ông ta vội bắt tay vồ vập, niềm nở tỏ vẻ thân mật hỏi:
- Bấy lâu nay bác và bác gái vẫn mạnh khoẻ cả chứ? Ông công nhân già rầu rầu nét mặt:
- Dạ, em vẫn bình thường. Còn nhà em thì đã xuống Văn Điển từ mấy năm nay rồi...
- ừ. Hà hà... Tuổi già rồi, ra ngoại thành ở cho nó mát.
( Cười hở mười cái răng, tr. 86)
Với cách hình dung như thế, hàm ngôn dựa vào lẽ thường trong tiếng Việt khá đa dạng, chúng tôi chỉ điểm qua một số trường hợp phổ biến.
a) Hàm ngôn được xây dựng trên lẽ thường thuộc về quan hệ xã hội Muốn giao tiếp đạt hiệu quả, cả người nói và người nghe đều phải tôn trọng các quy tắc giao tiếp. Trong trường hợp người nói cố tình vi phạm các quy tắc đó, hàm ngôn sẽ xảy ra. Người nghe nếu ý thức được sự vi phạm đó sẽ nhận và hiểu được hàm ngôn.
Một chàng trai vẫn xưng hô với bố cô gái là bác/ cháu nay bỗng tự dưng chuyển sang bố/ con. Sự vi phạm quy tắc xã hội (họ vốn không phải bố con) này ngầm báo hiệu rằng anh ta rất muốn lấy con gái của "bố" hay ít nhất cũng đã ngầm ẩn thông báo đã chuyển đổi quan hệ. Cũng như cách thay đổi xưng hô chú/ cháu chuyển thành anh/ em cũng báo hiệu quan hệ
của cặp trai gái đã thay đổi. Cho nên có rất nhiều người vì gặp tình huống khó nói nên đã vi phạm quy tắc này.
Ví dụ: Thầy giáo trẻ dạy văn, tâm sự với người yêu:
- Hôm nay em gặp anh để nói về chủ đề tình yêu. Tư tưởng chủ đề là anh rất yêu em. Anh sẽ thổ lộ với em thành ba đoạn. Mỗi đoạn sẽ có phân tích, lập luận để em hiểu hết tình cảm của anh. Kìa, em vẫn nghe đấy chứ! Lát nữa, anh sẽ phát vấn đấy! Anh sẽ phân tích cụ thể, sẽ có dẫn chứng sinh động. Qua mỗi phần sẽ có tiểu kết để em nắm các ý chính. Em hiểu chứ!
Cô gái nhẹ nhàng:
- Dạ, "thưa thầy", em hiểu ạ!
- Chết, sao em lại nói thế! [111,22].
Thầy giáo đã bị ảnh hưởng bởi "bệnh nghề nghiệp" nên ngồi với người yêu mà lời tâm tình cứ như là phân tích một bài văn. Khi cô gái chuyển cách xưng hô, cô đã ngầm thông báo một điều là anh đang ngồi tâm sự với người yêu chứ không phải là một giờ giảng văn. Hơn nữa, anh đang nói chuyện với người yêu chứ không phải với học sinh. Còn nếu anh cứ như thế thì anh đừng hòng mà "phân tích cụ thể" hay "có dẫn chứng sinh động" gì hết!
b) Hàm ngôn xây dựng trên lẽ thường về hiện thực Ví dụ có cặp đối thoại:
" Đang lúc nấu cơm, nhìn nồi nước sôi, Bắc gọi: - Lan ơi, nước sôi rồi!
- Nhưng em đã vo gạo đâu.
Bắc đứng dậy đi lấy gạo vo và cho vào nồi"
ở câu thứ nhất, Bắc có ý ngầm bảo em: hãy bỏ gạo vào nồi vì nước đã sôi. Đó là hàm ngôn. Sở dĩ Lan biết được ý hàm ngôn để trả lời vì Lan căn cứ vào lẽ thường trong tình huống giao tiếp lúc đó (hai người đang nấu cơm mà nước đã sôi, cần bỏ gạo vào nồi). Ngược lại, Bắc đứng dậy đi vo
gạo hộ em với. Suy luận này cũng dựa vào lẽ thường trong tình huống giao tiếp trước đó (nước sôi mà gạo chưa vo nên cần vo gạo).
Tuy nhiên, trong giao tiếp, không phải lúc nào người nói cũng tuân theo hiện thực khách quan. Bởi vậy, ta thường gặp những lối nói ngược, nói trái hiện thực khách quan. Căn cứ để suy luận không phải dựa vào cái lôgíc thông thường mà nhiều khi xuất phát từ suy nghĩ chủ quan, chính điều này tạo nên tiếng cười.
Trong tiếng Việt, từ được dùng để nói ngược thường là tính từ hoặc động từ. Thông thường, khi nói về bản thân mình thì người nói hay nhận về mình những từ mang ý nghĩa tiêu cực và "nhường" cho người khác những từ mang ý nghĩa tích cực. Khi nói ngược, người nói luôn tỏ rõ thái độ của mình.
Ví dụ: Trong cuộc họp về tinh thần phê và tự phê của nhà máy X, anh T - Trưởng phòng nhân sự- đã "phê bình" giám đốc:
- Thưa thủ trưởng, thủ trưởng có hai khuyết điểm: thứ nhất là thủ trưởng làm việc nhiều quá, thứ hai là thủ trưởng chăm lo cho anh em nhiều quá!
Chúng ta đều biết rằng, nếu đã bị phê bình thì người bị phê bình thường có những việc làm sai trái. Nhưng có một điều thú vị là trong hoàn cảnh này thì hoàn toàn ngược lại, và có lẽ ai cũng muốn được phê bình như vậy. Bởi ngay bản thân câu chữ đã nói lên điều đó. Chúng ta thấy gì sau câu nói của anh trưởng phòng? Vị thủ trưởng nọ đáng được tuyên dương hay anh trưởng phòng là một tay nịnh có tiếng?
Câu ca dao sau cũng được hiểu trên căn cứ này:
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Thực tế khách quan cho thấy, chạch không bao giờ đẻ ở ngọn đa, sáo không bao giờ đẻ trứng dưới nước cả. Cho nên, câu ca dao hàm ý rằng: không bao giờ có chuyện ta lấy mình.
c) Hàm ngôn xây dựng trên lẽ thường về tâm lí
Trong tâm lí thông thường của con người, ai cũng muốn mình có được những điều tốt đẹp. Và ai cũng muốn người khác biết đến những cái tốt của mình: "Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại". Thế nhưng, tại sao trong giao tiếp thường ngày ta vẫn thường gặp những cách nói mà người nói thường nhận về mình những đặc điểm kém như: xấu, dốt, tồi, vô tích sự... mặc dù người nói không phải hoặc không hoàn toàn như vậy? Những cách nói như thế luôn luôn có hàm ý. Hàm ý sẽ càng thấy rõ hơn khi người nói đặt trong sự so sánh giữa mình với một người khác.
Ví dụ: Vâng, tôi là người vô tích sự còn cô ấy là người không thể thiếu được trong cái công ti này!
Lối nói như trên còn được gọi là lối nói mát, nói ngược. Lối nói này thường gặp rất nhiều trong giao tiếp. Tức là người nói không phải như vậy nhưng lại nói thế để tỏ ra hờn dỗi, bất hợp tác với đối tượng giao tiếp.
Ta còn gặp những phát ngôn có dùng những từ ngữ mang ý nghĩa tích cực nhưng nội dung lại hàm ý tiêu cực. Ngược lại, có những phát ngôn sử dụng từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực thì lại hàm ý tích cực.
Ví dụ:
- Tôi biết anh rồi, lúc nào anh cũng lo cho mẹ con tôi! - Rõ đẹp mặt chưa!
Và:
- Con gái hư của mẹ, mẹ ghét con lắm! (mẹ nựng con). - Con chó con của mẹ!
Như vậy, các hàm ngôn xây dựng trên lẽ thường phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp. Người phát ngôn và người thụ ngôn đều phải có những hiểu biết chung về phong tục, tập quán, ứng xử và thói quen giao tiếp của cộng đồng thì giao tiếp mới đạt hiệu quả.
làm gì, hoặc thấy đối tượng đang làm gì, chỉ cần hỏi như: "Đi chợ à?", "Giặt đồ à?", hoặc "Đi đâu đấy?"...Thậm chí đối với những người thân hay người ngang hàng chỉ cần cười hay gật đầu thì đó cũng là chào hỏi. Đây là một thói quen đã trở thành một thứ nghi thức ngôn ngữ. Do vậy, nếu sử dụng cứng nhắc quá thì lại hoá ra sai lệch.
Ví dụ: Mày chào tao ạ!
Một người đến nhà hàng xóm, thấy đứa bé độ ba, bốn tuổi đang mải chơi, người đó làm bộ sừng sộ hỏi:
- Mày không chào tao à?
Em bé cuống quýt khoanh hai tay, lễ phép nói: - Mày chào tao ạ!
Rõ ràng, truyện cười trên đã mang lại hàm ngôn, tuy chào hỏi là một nghi thức khi gặp mặt nhưng điều đó lại rất buồn cười khi quá máy móc với con trẻ.
Chuyện cười Thăm hỏi sau đây cũng là một ví dụ như thế: Một chàng rể ở nhà vợ trong một làng quê, được người nhà dặn dò là phải luôn luôn chào hỏi mọi người xung quanh và thăm hỏi từng người trong lao động.
Một hôm, anh ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao lớn, liền ra dấu gọi.
Người đàn ông dừng việc, trèo xuống một cách vất vả hỏi: - Có chuyện gì thế?
- Có gì đâu! Bác làm việc nặng nhọc và vất vả lắm phải không? [111,31].
Như vậy, lẽ thường là một trong những cơ sở để xây dựng các hàm ngôn. Nhưng muốn xây dựng và hiểu được hàm ngôn thì phải biết chỗ khai thác chúng. Tức là người nói và người nghe phải có những điểm chung về văn hoá, vốn sống, vốn ngôn ngữ để cùng hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp, ứng xử. Nếu không có được điều đó thì dễ gặp cảnh: "Ông nói gà, bà
Nói thẳng có phải hơn không
Chuyện trò mãi với người yêu bên gốc cây, cô gái muốn được ăn chút gì cho đỡ đói, bèn gợi ý:
- Anh yêu! "Kiến bò bụng em" đây này!
- Chết chửa- Chàng trai hốt hoảng- Thôi, ta lại ghế đá vậy, ở đây chắc có tổ kiến!
Ngồi ghế đá một lúc, nàng lại nói: - Em muốn... "ấm bụng" một chút!
- Ôi! Anh sơ ý để em bị gió lạnh! Dầu xoa đây em!