2. Phân loại và miêu tả
2.1.4. Dùng biện pháp đa nghĩa
Trong từ đa nghĩa thường có các loại nghĩa: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh (nghĩa chuyển). Nghĩa phái sinh là nghĩa dựa trên cơ sở nghĩa gốc mà có. Nó có thể là nghĩa cố định của một từ đa nghĩa nhưng cũng có thể là nghĩa tạm thời do văn cảnh tạo ra. Khi sử dụng trong chơi chữ, nghĩa phái sinh thể hiện dưới các dạng sau đây:
Dạng hiện, tức là hiện rõ ra và người đọc có thể nhận thấy sự đối lập giữa nghĩa phái sinh và nghĩa gốc. Thường đây là nghĩa phái sinh thật.
Ví dụ:
Em vì tình, mang ba lô đằng trước Anh vì nước, mang ba lô đằng sau.
Không ai mang ba lô đằng trước bao giờ, hơn nữa lại đeo ba lô vì "tình"! Cho nên nghĩa phái sinh của "ba lô" là "bụng chửa".
Dạng ẩn, tức là lối nói úp mở, mơ hồ. Nghĩa phái sinh có thể là thật cũng có thể là giả
Xét chuyện cười sau:
Một cặp tình nhân dẫn nhau vào nhà hàng ăn trưa. Nhưng cả hai cứ ngồi nhìn nhau sau đắm, không thèm gọi đồ ăn. Cuối cùng, chàng lên tiếng:
- Ôi, nhìn em ngon lành làm sao! Anh muốn ăn em! - Em cũng thế! Em muốn ăn anh!
Người phục vụ nãy giờ đứng chờ nghe thế liền hỏi: - Dạ thưa, thế anh chị uống gì ạ? (Anh Côi, tr. 101)
Từ "ăn" đầu là nghĩa gốc (ăn trưa, đồ ăn), còn từ "ăn" thứ hai và thứ ba là nghĩa phái sinh. Truyện đáng cười ở chỗ, người phục vụ đã đặt hai từ "ăn" có nghĩa phái sinh trong thế tương đồng với từ "uống" mang nghĩa gốc. Hàm ý của truyện có thể có nhiều cách: vào chỗ công cộng thì không nên có những cử chỉ lời nói chỉ nên nói với nhau ở chỗ riêng tư; hoặc nên tế nhị, tôn trọng người khác (vì người phục vụ đã chờ rất lâu rồi).
Dùng nghĩa phái sinh văn cảnh.
Ví dụ: Mẹ chồng, nàng dâu cùng cảnh goá bụa. Mẹ chồng an ủi nàng dâu:
- Số mẹ con ta không may như vậy, thôi hãy cắn răng mà chịu đựng con ạ.
ít lâu sau, bà mẹ chồng có ông hàng xóm hay qua lại. Cô con dâu trách mẹ:
- Sao mẹ nói phải cắn răng mà chịu?
- Con còn răng mới cắn được, chứ mẹ còn răng đâu.
(Cười hở mười cái răng, tr. 341)
Điều thú vị ở đây là, ngữ đoạn cắn răng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: nghĩa bóng và nghĩa đen, mặc dù chúng cùng một ngữ cảnh. Chính điều này đã tạo nên ý nghĩa hàm ngôn của câu chuyện.
Tiếng Việt hay sử dụng phương thức ngữ pháp trật tự từ. Khi thay đổi vị trí của các từ trong câu sẽ làm thay đổi nội dung ý nghĩa của câu. Khi có một câu nói của một đối tượng nào đó, chúng ta có thể sử dụng phương thức này để hoán đổi vị trí của các từ trong câu đồng thời thay đổi cả ý nghĩa của nó. Biện pháp chơi chữ kiểu này là có dụng ý phản bác lại câu nói trước đó, cũng như thể hiện quan điểm đối lập với đối tượng vừa nói.
Có hai người nói chuyện với nhau về một người rất ki bo, ích kỉ và rất tham lam. Một người chép miệng:
- Anh ta tham như thế nên anh ta mới đau ốm liên miên, thật là "của thiên trả địa"!
- Có lẽ anh ta đau ốm liên miên nên anh ta mới tham như thế! - Người kia chống chế.
Người thứ nhất chê anh nọ tham, mà thói đời hễ "tham thì thâm" nên người đó đã đưa ra luật nhân quả "đau ốm liên miên" và "của thiên trả địa". Người đó còn hàm ý rằng: sống ở đời phải có trước có sau, không nên tham lam quá vì sẽ có báo ứng.
Nhưng người thứ hai đã hoán đổi vị trí các từ trong câu nói của người thứ nhất để thể hiện rằng mình không hoàn toàn đồng ý với người kia, đồng thời người thứ hai đã ngầm bào chữa cho anh chàng được nói đến ở trên.
2.1.6. Dùng biện pháp tách từ ngữ
Tách từ là tách các hình vị trong một tổ hợp nhằm tạo ra sự bất ngờ về cách kết hợp, từ đó tạo ra sự bất ngờ trong nhận thức của người tiếp nhận. Nhờ bất ngờ mà người nghe, người đọc chú ý đến điều định nói ra hơn khi nó được diễn đạt một cách bình thường.
a) Tách tổ hợp từ ghép, tổ hợp từ láy thành những từ đơn mang ý nghĩa độc lập với mục đích riêng.
- Này cậu! Cậu sẽ phê bình sao về cuốn tiểu thuyết của tớ?
- Vì cậu là bạn nên mình chỉ bình thôi chứ không phê như những người khác [64, 60].
Dựa vào câu "vì cậu là bạn" mà ta hiểu được hàm ý của người nói: tiểu thuyết của cậu rất dở nhưng vì là bạn của nhau nên tớ chỉ bình luận chung chung chứ không chỉ thẳng ra những chỗ chưa được. Phương thức này xuất hiện khá phổ biến trong giao tiếp hàng ngày.
Lại có khi kết hợp giữa tách và chêm xen giữa các tổ hợp:
Chân lí là cái lí có chân (Ma Văn Kháng)
Dân gian có câu: "Vững như kiềng ba chân", do đó "có chân" thì vững, cho nên "cái lí có chân" là những lí lẽ rất vững, mà lí lẽ vững thì không ai bắt bẻ được, ai cũng phải thừa nhận là nó hiển nhiên đúng, mà điều gì hiển nhiên đúng thì được gọi là chân lí.
Hay: Biết tay ăn mặn thì chừa Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày. Có thể trong nguyên dạng gốc là: xơ mướp
b) Có trường hợp người ta lại tách tổ hợp bằng cách tạo ra một ngữ đoạn mới song song với ngữ đoạn đã cho, mà một trong hai yếu tố của từ mới này tồn tại hiển nhiên với một trong hai yếu tố của từ ban đầu (chỉ tồn tại trên mặt nghĩa).
Chân chính, chân phụ
Một anh bộ đội đóng quân ở làng quê và yêu một cô gái người làng ấy. Một hôm anh ta đến nhà người yêu thì gặp bố cô ở nhà, anh nói:
- Dạ thưa bác... cháu xin phép bác cho cháu đưa em sang đơn vị để xem văn nghệ có được không ạ?
- Không văn nghệ, văn gừng gì hết. Tôi còn lạ gì cái vở của các anh lấy lí do này lí do kia. Ai biết anh đưa nó đi xem hay đưa ra bờ bụi nào đó...
Ông già cười và mai mỉa:
- Tôi biết là anh chân chính rồi, mà tôi có sợ cái chân chính của anh đâu. Tôi chỉ sợ cái chân phụ của anh thôi. Cái chân chính của anh thì giữ được, còn cái chân phụ anh làm sao giữ nổi [64,60].
Như đã thấy, "chân chính" là một tính từ thường chỉ phẩm chất của con người, với mô hình trọng âm [11]. Thế nhưng trong trường hợp này, ông bố của cô gái đã tách từ ra để hiểu như một danh từ có mô hình trọng âm [01] và sử dụng nó như một đơn vị cơ sở nằm trong thế đối lập với "chân phụ". Và điểm độc đáo ở đây là ông đã diễn đạt được một hàm ý rất sâu sắc.
2.1.7. Dùng biện pháp buông lửng
Buông lửng dùng để biểu thị điều người nói không diễn đạt hết ý, các ý được buông lửng thường cùng loại và gần nghĩa với nhau. Hình thức buông lửng được sử dụng vào phương thức chơi chữ chủ yếu là buông lửng ở cuối câu.
Ví dụ: Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ cái tay lên nửa chừng:
- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù mà nếu không được thì... thì... thưa cụ... (Nam Cao- Chí Phèo)
ở chỗ buông lửng này tác giả không cần viết rõ thì người đọc cũng có thể hiểu được. Bởi ai cũng biết Chí Phèo là một thằng rất liều lĩnh, là một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ và hơn nữa hắn đang có một suy nghĩ hết sức "quái gở": "Bẩm cụ từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù,... bẩm quả đi ở tù sướng quá! Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng, về nước, một thước cắm dùi cũng không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù...". Vì thế trong chỗ buông lửng đang đề cập đến có ngầm ý là "con sẽ đâm chết dăm ba thằng". Và hơn ai hết, Bá Kiến sẽ hiểu trong số "dăm ba thằng" biết đâu sẽ có cả "cụ" trong đó nữa. Bởi người liều như hắn thì có còn việc gì mà không dám!
Xét ví dụ khác:
- Anh thương, anh yêu, anh quý...- Cô vợ trẻ bắt đầu lên tiếng. Anh chồng nhanh nhảu tiếp luôn:
- ... Đi xách nước, giặt quần áo, lau xe cho em! Phải không! [111,16]. Cái vế đầu mà cô vợ đưa ra thoạt nghe cứ ngỡ đó là là lời nói của một người vợ rất yêu thương chồng. Có lẽ chỉ có anh chồng với "kinh nghiệm sống" của mình mới hiểu ý của cô vợ để đưa ra vế thứ hai- một vế trái ngược hẳn với vế đầu.
2.2. Phương thức sử dụng hư từ
Theo ngữ pháp truyền thống, hư từ là những từ không có ý nghĩa chân thực mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Chúng không có khả năng một mình tạo câu cũng như không có chức năng gọi tên sự vật, thuộc tính, trạng thái của sự vật. Nhưng chúng lại có khả năng thể hiện hàm ngôn. Bởi vì hư từ có khả năng biểu thị sự tăng hay giảm cách đánh giá, làm bật ra ý châm biếm.
a) Những: Những thường đứng trước danh từ để chỉ ý nghĩa toàn
thể. Nó còn được dùng để nhấn mạnh vào đối tượng để chỉ ý nghĩa nhiều hơn so với mức thông thường hoặc trong một quan hệ đối chiếu nào đó.
Ví dụ: - Anh ta cao những 1m10.
1m10 thì không thể gọi là cao đối với một người trưởng thành. Dùng từ "những" ở đây rõ ràng là người nói có dụng ý đùa cợt, hài hước.
- Cô ấy ăn những ba bát cơm
Nếu không có từ "những" thì câu trên đơn thuần chỉ là một câu kể trung tính, người nói sẽ không thể hiện một tình cảm hay một cách đánh giá nào. Nhưng với từ "những", thì rõ ràng người nói có hàm ý chê: phụ nữ ăn ba bát cơm là nhiều.
được đề cập đến so với mức thông thường hoặc trong quan hệ đối chiếu nào đó.
- Cô ta ăn có ba bát cơm hà.
Nhờ nét nghĩa "ít" của từ "có" mà chúng ta biết rằng người nói muốn nói rằng: cô ấy ăn cơm rất ít (phụ nữ làm nông mà ăn như vậy thì không đủ sức làm việc) hoặc có khi phát ngôn này có tính chất mỉa mai theo lối ngược lại.
c) Thì
(i) "Thì" thể hiện sự bác bỏ: " P thì có"
Ví dụ câu chuyện: Thừa một con thì có
Một anh ngốc ra chợ mua được một đàn bò sáu con, ngồi lên lưng con đầu đàn rồi dắt cả đàn về. Giữa đường, ngốc ta nhìn lại đàn bò đằng sau, đếm, một hai, ba... Một, hai, ba, bốn... năm, đếm đi đếm lại năm bảy lượt, Ngốc ta vẫn thấy có năm con. Cuống lên, Ngốc ta vặt đầu, vặt tai, nhưng không biết làm thế nào cả.
Về đến nhà, thấy vợ đứng chờ ở cổng, Ngốc ta vẫn ngồi trên lưng bò mếu máo nói:
- Chết mất thôi! Tôi đánh mất một con bò rồi!
Vợ hỏi:
- Mua mấy con mà để mất một con? Ngốc ta chỉ đàn bò năm con theo sau: - Sáu con, bây giờ chỉ còn có năm. Chị vợ vừa cười, vừa nói:
- Thừa một con thì có! [18 ,175].
Lời nói của chị vợ có hiển ngôn là: "thừa một con". Chị ta nói như vậy vì trước đó có một phát ngôn Q mang nội dung đối lập với P và Q là lời của anh Ngốc: "thiếu mất một con". Chị vợ bác bỏ Q theo cách diễn đạt ý kiến P của mình: "Thừa một con thì có". Nhưng xét số lượng bò trên thực tế thì không thừa không thiếu. Vậy thì con bò thừa đâu? Dựa vào hiển
thừa". Không biết đến bây giờ anh Ngốc đã hiểu là tại sao lại thừa một con chưa!?
(ii) Sự chấp nhận và đối đáp: " Y thì không"
Ví dụ: Hai cô gái đều đi học xa nhà, cả hai cô đều có người yêu ở quê. Thấy bạn mình buồn, một cô hỏi:
- Chắc nhớ người yêu lắm chứ gì? - Còn cậu thì không!
Hiển ngôn: "Y thì không"
Điều kiện để cô gái kia nói như vậy là vì trước đó có một phát ngôn P(x) nói về thuộc tính P của x:
P(x)= "x thì p"
Như vậy, chấp nhận ý kiến P(x) của người đối thoại, nhưng lại cho rằng điều P(x) được nói ra là vô nghĩa vì "Y cũng p". Tức là cô gái thừa nhận rằng mình nhớ người yêu và còn hàm ý rằng câu nói của bạn mình là vô nghĩa vì "cậu thì không" có nghĩa là "cậu cũng nhớ như tớ". Mô hình trên vừa thể hiện sự chấp nhận vừa để đối đáp.
(iii) "Thì"dùng để nói mỉa và nói dỗi
Nói mỉa là lối nói đay nghiến, người nói ngụ ý phê phán châm chọc hay đả kích một người nào đó, có thể hiểu được ngụ ý bằng việc dựa vào ngữ cảnh hoặc thực tế khách quan.
Mô hình:
A: "x thì a" B: "còn y thì b"
Trong đó, a mang nét nghĩa âm (-); còn b mang nét nghĩa dương (+). Ví dụ: Các cô gái bàn tán với nhau về một số ca sĩ biểu diễn trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam": Cô X thì lùn, cô Y thì béo, cô H thì gò má cao... Một anh nghe thấy thế liền nói: " Còn các cô thì đẹp!".
thật lòng khen các cô gái kia mà anh ta muốn nói rằng "Các cô thì có đẹp hơn ai mà đi chê người khác"
Nói dỗi cũng là lối nói không thành thật. Người nói thường dành cho đối tượng khác những thuộc tính tốt và nhận về mình những thuộc tính không tốt. Tuy nhiên, đây không phải vì người nói sử dụng phương châm khiêm tốn trong nguyên tắc lịch sự mà chính là hành vi nói dỗi. Người nói tự nhận mình có thuộc tính âm nhưng sự thật có khi lại không phải vậy hoặc trong thâm tâm lại không muốn thế.
Ví dụ: Chồng nói với vợ: - Vợ anh Nam nấu ăn ngon thật đấy!
- Vâng! Cô ấy thì nấu ăn ngon, còn vợ anh thì vụng về.
Có thể cô vợ là một người vụng về thật, hoặc cũng có thể không phải là như vậy. Nhưng trong câu nói này rõ ràng là cô vợ đã nói dỗi: "Vì sao anh lại khen người phụ nữ khác trước mặt vợ mình? (Hay là anh chê vợ anh nấu ăn dở?).
(iv) Thì" để thề
Thề là "nói chắc, hứa chắc một cách trịnh trọng; viện ra vật thiêng liêng hay cái quý báu nhất (như danh dự, tính mạng) để bảo đảm" (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê).
Mô hình: " Tôi mà x thì tôi y", " Nếu x thì y"
" Nếu x thì y"
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình (Ca dao).
x = chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước, người nói đã đưa ra những điều trái với thực tế khách quan để đảm bảo cho lời thề của mình. Do đó có hàm ngôn là "không bao giờ ta lấy mình".
" Tôi mà x thì tôi y"
Thực tế thì người không bao giờ biến thành chó cả. Tuy nhiên người nói vẫn cố ý đưa ra một việc không bao giờ có thực như vậy để đảm bảo rằng: mình không bao giờ nói sai.
Hãy xét lời thề dưới một biến thể khác:
Tôi mà có nói dối ai
Thì trời đánh chết cây khoai giữa đồng (Ca dao)
Như ta đã biết, lời thề chỉ có ý nghĩa khi hậu quả phải gắn liền với