2. Phân loại và miêu tả
2.7. Phương thức nói vòng
Nói vòng là nói vòng vo, nói quanh, không đi thẳng vào vấn đề, tránh nói sự thật. Khi nói như vậy, người ta cố tình che giấu sự thật có thể vì sự thật không tốt đẹp hoặc để tránh đụng chạm đến thể diện của một người nào đó. a) Nói vòng để tránh đề cập đến sự thật không tốt đẹp
- Con dâu và con trai cụ đối với cụ như thế nào? Ông lão ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời:
Ba con trai và con dâu đối với tôi rất hiếu thảo. Con dâu cả sợ tôi buồn, thường gõ nồi gõ bát cho tôi nghe. Con dâu thứ nhì sợ tôi nhớ con gái, nên thường giục tôi đi thăm. Con dâu thứ ba, đối với tôi càng hiếu thảo, thường nói:
-"Bữa tối ăn bớt đi một bát sẽ sống đến chín mươi chín, rồi dần dần đến cơm sáng cũng không cho tôi ăn" [71,83].
Ông lão đã rất khó trả lời ngay câu hỏi của người khách có lẽ vì nếu nói đúng sự thật thì mang tiếng nói xấu con. Do đó ông đã phải "ngẫm nghĩ một lúc" mới đưa ra một câu trả lời thích hợp hơn cả. Thứ nhất, là không làm mất thể diện của con trai và con dâu. Thứ hai, là thông qua đó người nghe có thể hiểu được những hàm ý sâu xa của ông lão, những lời nói đó còn chua cay hơn vạn lần những lời trách cứ ba cô con dâu: một cô thì nhìn thấy ông lão nên ngứa mắt mà "gõ nồi gõ bát"; một cô thì đuổi khéo ông ; một cô thì bớt cơm tối của ông, cuối cùng không cho ông ăn cơm sáng.
Xét chuyện cười sau: Có một anh đánh cờ với bố vợ, khi vợ hỏi kết quả thế nào, anh ta nói: Tôi và ông đánh ba ván. Ván thứ nhất, tôi không thắng. Ván thứ hai, ông không thua. Ván thứ ba, tôi xin hoà nhưng ông nhất định không chịu.
Như vậy, bằng cách nói vòng vèo anh ta muốn che giấu sự thật là cả ba ván cờ anh ta đều thua cả.
b) Nói vòng vì kiêng kị
Kiêng kị là tránh điều gì đó vì sợ không hay, không tốt theo phong tục tập quán, tín ngưỡng hay mê tín. Chẳng hạn người Việt Nam kiêng quét nhà vào ngày mồng một Tết, kiêng con số 13, mới bước chân ra đường mà gặp phụ nữ là không tốt. Hoặc kiêng huý như không gọi thẳng tên ra mà lại một cái tên khác. Chẳng hạn, những người đi rừng thường không đả động đến cái tên cọp, hổ mà gọi là "ông ba mươi", người đi biển
được gọi tên huý mà phải gọi tránh đi. Đây cũng là một vấn đề thuộc về phong tục, tuy nhiên nếu quá lạm dụng thì sẽ tạo nên những câu chuyện rất buồn cười.
Ví dụ: Một thầy đồ nọ có tính hay kiêng, một hôm cùng một chú nhỏ theo hầu vào kinh đi thi.
Chú nhỏ có chiếc khăn vắt vai, dọc đường gió thổi mạnh, chiếc khăn cứ rơi xuống đất mãi. Chú cáu lắm nói:
- Sao lại cứ rớt hoài như vậy! Ông thầy nghe mới mắng:
- Đi thi chỉ sợ có một tiếng "rớt" mà mày cứ nói "rớt" mãi, thế thì bất lợi quá!
Chú nhỏ làm thinh
Đi một lúc, chiếc khăn lại rơi xuống đất, lần này chú tức lắm, nhặt buộc chặt lên đầu nói:
- Phen này tao trói chặt mày vào đây, có đi tới kinh cũng không "đậu" nữa!
[18,121].
Chuyện cười sau đây cũng là một ví dụ:
Tiếng gõ cửa làm cặp tình nhân giật thót. - Chết cha rồi! Chồng em về!
Người phụ nữ hốt hoảng cuống cuồng. - Anh nhảy qua cửa sổ đi! Nhanh lên!
- Nhảy làm sao được! Đây là tầng mười ba! Nhảy mà chết à!?
- Nhảy đi! Nhanh lên! Em van anh!- Người phụ nữ nài nỉ- Bây giờ không phải là lúc anh mê tín! [Anh Côi, tr. 27].
Không riêng gì người Việt, cả người phương Tây cũng rất kiêng kị con số 13. Thế cho nên khi anh chàng nọ nói "Đây là tầng 13!" thì người phụ nữ đã liên tưởng ngay đến vần đề rủi ro. Tuy nhiên, ý anh ta không phải như vậy, anh ta muốn nói là anh ta đang ở tầng thứ 13 ( như vậy là
c) Nói vòng vì tế nhị
Tế nhị là "có những tình tiết tinh tế, sâu kín, thường khó hoặc không nói ra được". Như vậy, khi gặp vấn đề "tế nhị", người ta thường dùng lối nói tránh, tức là dùng một hình thức diễn đạt khác thay cho cách nói thông thường. Người đối thoại phải dựa vào kinh nghiệm, thực tế khách quan hoặc ngữ cảnh để nhận biết.
Ví dụ: Tra nhật kí của một phụ nữ xinh đẹp đã đi chuyến tàu đi du lịch vòng quanh Địa Trung Hải: "Thứ hai, ngày... Hôm nay mình được vinh dự ngồi ăn cùng thuyền trưởng. Thứ ba, ngày... Suốt buổi sáng mình chỉ quanh quẩn trên cabin thuyền trưởng. Thứ tư, ngày... Sáng nay thuyền trưởng đã nói với mình một lời đề nghị khiếm nhã. Thứ năm, ngày... Hôm nay thuyền trưởng doạ là sẽ cho tàu chìm nếu mình không chấp nhận lời đề nghị. Thứ sáu, ngày... Mình hoàn toàn hạnh phúc...tối qua mình đã cứu được hơn bốn trăm sinh mạng!" (Anh Côi- tr. 96)
Hàm ngôn của chuyện nằm ở câu cuối cùng. Người phụ nữ ghi rằng: "mình đã cứu được hơn bốn trăm sinh mạng", trong khi đó thì thực tế cho thấy tàu không hề bị đắm. Căn cứ vào ngữ cảnh: "Thuyền trưởng doạ sẽ cho tàu chìm nếu không chấp nhận lời đề nghị", ta có thể suy ra rằng tối hôm qua cô ấy đã chấp nhận lời đề nghị khiếm nhã đó.
d) Nói vòng để giữ thể diện cho người khác
Trong giao tiếp, chúng ta gặp rất nhiều trường hợp người nói muốn nói một vấn đề này nhưng lại không trực tiếp nói về nó mà lại thông qua một vấn đề khác. Tức là dùng cái này để nói cái kia, vì vấn đề đang nói liên quan trực tiếp đến thể diện người khác. Người nghe có thể suy luận ra được bởi vì giữa hai vấn đề có mối ràng buộc, sự liên hệ hay có sự giống nhau nào đó.
Xét truyện cười sau:
Một anh đi ăn giỗ về phàn nàn với vợ: - Cái bọn hư hốt thật!
- Thế nào mà anh bảo bọn họ hư hốt? Anh chồng chưa hết bực, xẵng giọng:
- Thì mẹ mày tính, một đĩa chả lợn bốn miếng, tôi mới gắp có ba, còn một miếng ngoảnh đi ngoảnh lại anh nào đã gắp mất! [18].
Trong chuyện này, không ai lại không hiểu rằng anh chàng đang kể chuyện mới chính là kẻ "hư hốt". Bởi vì cả "cái bọn hư hốt" mới được có một miếng chả lợn, còn một mình anh ta lại "chỉ được" ăn có "ba miếng"!
Truyện cười sau đây cũng là một ví dụ như thế.
Hai vợ chồng ăn dư dả. Chồng bảo vợ hàng tháng nên gửi tiền về biếu bố mẹ hai bên. Mỗi tháng cô vợ đều đặn gửi tiền cho bố mẹ chồng và bố mẹ mình. Nhưng có điều là cô gửi cho bố mẹ mình một triệu còn bố mẹ chồng có năm trăm. Anh chồng biết được, nhưng không muốn nói thẳng.
Nhà có hai đứa con, một trai một gái. Hễ đứa con gái có lỗi thì anh thường nhẹ nhàng khuyên bảo còn đứa con trai mắc lỗi anh thường chửi mắng. Cô vợ lấy làm lạ liền thắc mắc. Anh ta thủng thẳng:
- Tại sao à? Bênh đứa con gái để lúc về già mình còn được một triệu, còn thằng ôn này thì chỉ được có 500 ngàn. Vậy mình cũng không biết ư? 2.8. Phương thức dùng câu hỏi
Câu hỏi dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi cần được giải thích. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, câu hỏi còn được sử dụng để tạo hàm ngôn.
a) Câu hỏi dồn
Đó là những câu hỏi nhằm dồn đối tượng được hỏi vào chỗ phải thừa nhận hoặc phải thực hiện một chủ định có sẵn của người nói, hiểu biết được điều này thường phải thông qua suy luận.
Ví dụ: Ăn mất rồi
Có một anh chàng kia đã lấy phải một người vợ hay ghen, lại còn rước một cô vợ lẽ nữa về.
Anh chồng tức quá, chẳng biết làm thế nào mà lọt vào được với vợ lẽ. Một đêm tưởng vợ cả đã ngủ say, anh ta liền chui qua gầm chõng vào.
Vợ cả nghe tiếng động, trở dậy đốt đèn đi soi. Anh ta sợ quá tụt ngay xuống gầm giường vợ lẽ ngồi. Chẳng may, vợ cả soi thấy, mới hỏi:
- Ngồi làm gì chồm chỗm ở đấy? Anh ta túng thế đáp liều:
- Ngồi ỉa chứ ngồi làm gì! - ỉa thì cứt đâu?
- Cứt ăn mất rồi, còn đâu nữa [18, 210]. b) Câu hỏi vặn
Đây là những câu hỏi dựa vào chính những điều mà người nói vừa nói. Thông thường thì người nói vừa nói hớ, nói không đúng hoặc không có căn cứ. Cho nên rất khó trả lời vì nếu trả lời thì vô tình lại mâu thuẫn với những điều đã nói trước đó. Do vậy hầu hết những câu hỏi vặn là những câu hỏi dồn người trả lời vào thế lúng túng.
Ví dụ: Cậu có hỏi không?
- Tớ không hiểu tại sao cậu lại có thể lấy một lão chồng già như thế? - ồ, thế tớ hỏi cậu nhé, mỗi khi lấy tiền cậu có hỏi chúng được in ra năm nào không? [Anh Côi, 123].
Đây không phải đơn thuần chỉ là một câu hỏi vặn để dồn đối phương vào thế bí mà nó còn chứa đựng hàm ý. Người nói so sánh như vậy chứng tỏ một điều rằng cô ta lấy chồng không quan trọng tuổi tác (nghe qua thật đáng kính phục!) mà là vì ...tiền. Người có nhiều tiền thì tuổi có cao cũng không quan trọng, cũng như tiền thì có ai để ý năm sản xuất bao giờ!
c) Câu hỏi bắt nọn
Đôi khi người ta lại cố tình vi phạm tiền giả định bằng cách đưa ra câu hỏi theo kiểu "bắt nọn". Tức là, người nói dựa trên sự đoán định chủ quan, hoặc dựa trên một phần sự thực nào đó để đặt một câu hỏi chứa tiền giả định, bằng cách đó, làm như mình đã biết, buộc người đối thoại phải
nói thực ra cái điều mà họ còn che giấu. Đó chính là mục đích của người hỏi.
Ví dụ: Chữa ma ra người
Một thầy lang dốt nằm mơ thấy đến một nơi tối tăm, mù mịt (âm phủ), có một lũ mặt võ, mình gầy, níu chặt lấy bảo:
- Trước thầy đã chữa cho chúng tôi xuống đây, bây giờ thầy phải làm như thế nào chữa cho chúng tôi lên được thì chữa?
Thầy lang sợ cuống, giật mình tỉnh dậy, vuốt ngực than rằng:
- Ta chỉ có cách chữa cho người ra ma, chứ bây giờ lại bắt ta chữa cho ma hoá ra người thì ta biết dùng phương thuốc gì được? [18,142].
Với câu hỏi bắt nọn, thầy đồ đã phải nói trắng ra cái sự thật là thầy dốt. Bấy lâu nay, thầy không hề cứu giúp được một sinh mệnh nào (chữa ma ra người) mà đã vô tình làm hại biết bao người (chữa người ra ma) chỉ vì cái dốt của thầy.
2.9. Phương thức dùng câu đồng nghĩa
Dùng câu đồng nghĩa là việc dùng những câu nói có cấu trúc ngôn ngữ khác nhau, thậm chí đối lập nhau nhưng ý nghĩa lại giống nhau. Chẳng hạn, một câu khẳng định nếu ta chuyển đổi thành câu phủ định thì nội dung của nó sẽ trái ngược lại với cái nghĩa ban đầu. Nhưng có trường hợp, người ta cố tình tạo ra hai câu nói trái ngược về cấu trúc nhưng nội dung ngữ nghĩa lại không hề thay đổi. Sử dụng lối nói kiểu này cũng có khả năng tạo hàm ngôn.
Ví dụ: Công ty nọ có một cuộc họp của hội đồng quản trị. Giữa lúc mọi người đang cãi vã, có một người đứng dậy nói:
- Bàn cãi vấn đề này mãi cũng vô ích vì một nửa thành viên này là những người ngu dốt.
Nghe vậy, người trong cuộc họp nhao nhao phản đối. Chủ tịch hội đồng quản trị đề nghị người ấy phải phủ định lại lời phát biểu của mình.
Rõ ràng thì dù khẳng định hay phủ định thì anh ta cũng đạt được cái mục đích của mình. Sau câu nói thứ hai thì không ai còn có thể bắt bẻ anh ta được nữa. Cái hài hước bật ra từ đó.
2.10. Phúng dụ
"Phúng dụ là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta dùng hình ảnh cụ thể, sinh động để biểu thị một ý niệm về triết lí nhân sinh hay một bài học về luân lí đạo đức, nhằm làm cho sự trình bày những nội dung đó trở nên sâu sắc, thâm thuý" [56,65]. Phúng dụ luôn bao hàm hai ý nghĩa: ý nghĩa bề mặt và ý nghĩa bề sâu. Y# nghĩa bề mặt thể hiện qua những hình ảnh sinh động còn ý nghĩa bề sâu được thể hiện thông qua liên tưởng giữa các hình ảnh và việc thể hiện quan niệm nhân sinh hay triết lí đạo đức.
Ví dụ: Thả mồi bắt bóng
Một con chó lẻn vào một quán cơm, đớp trộm được một miếng thịt. Nó định tha đi thật xa rồi mới ăn, vì sợ chủ quán đuổi theo. Tha mãi đến một cái cầu, đã mệt nó bèn đi chậm lại. Đến giữa cầu, nhìn xuống sông, thấy giữa dòng cũng có một con chó đang ngoạm một miếng thịt to hơn, nó dừng ngay lại, thả miếng thịt đang ngoạm ra và nhảy xuống sông tranh miếng thịt với con chó kia.
Nhưng xuống nước, nó không những không thấy miếng thịt kia mà còn bị dòng nước cuốn đi, cố gắng hết sức mới bơi được vào bờ.
Thì ra miếng thịt to hơn kia chỉ là một cái bóng miếng thịt nó đớp trộm được [18, 334].
Câu chuyện trên mượn hình ảnh con chó để nói về những người "Thả mồi bắt bóng", "Đứng núi này trông núi nọ", rốt cuộc chẳng được cái gì.
Dùng lối nói phúng dụ để tạo hàm ngôn là một phương thức tu từ thường gặp trong tiếng Việt. Phong cách học đã đề cập nhiều đến vấn đề này, luận văn chỉ nhắc đến như một cách đánh dấu.
Trong giao tiếp, người ta thường dùng cách đánh tráo khái niệm để tạo hàm ngôn, để ngụy biện. Tức là lúc đầu dùng từ ngữ để trỏ một khái niệm này nhưng sau lại dùng nó để chỉ cho một khái niệm khác.
Ví dụ: Thay đổi cách gọi
Một người đàn ông phải ra hầu toà vì bị một nữ bá tước tố cáo vì đã gọi bà ta là "con lợn". Toà xử tội ông và buộc ông phải bồi thường danh dự cho người đàn bà đó.
Sau khi quan toà tuyên án, người đàn ông hỏi:
- Thế có nghĩa là tôi không được gọi nữ bá tước là con lợn? - Tuyệt đối không!
- Nhưng nếu tôi gọi một con lợn nào đó là nữ bá tước thì có được không ạ? - Tất nhiên- Quan toà nghĩ đến hàng trăm nữ bá tước và đáp.
Người đàn ông lập tức quay sang nữ bá tước và nói: - Xin tạm biệt "nữ bá tước"! [111,21].
Người đàn ông đã dùng phương pháp đánh tráo khái niệm trong câu hỏi: "Nhưng nếu tôi gọi một con lợn nào đó là nữ bá tước có được không?". Khi được quan toà đồng ý, tức là có thể gọi bất kì con lợn nào là nữ bá tước, thậm chí là công nương, là hoàng hậu cũng được vì đó là những danh từ chung để xưng hô. Khi nói như vậy thì không hề nói đến một người cụ thể nào. Nhưng khi anh ta nói: "Xin chào nữ bá tước" thì anh ta đã hàm ý gọi nữ bá tước là "con lợn".
Có nhiều cách đánh tráo khái niệm khác nhau: a)Đánh tráo khái niệm để làm thay đổi luận đề
Ví dụ: Có một người rất giàu có nhưng lại rất tiết kiệm. Ngược lại, cậu con trai của ông ta thì lại ăn chơi phóng túng, chẳng nghề ngỗng gì cả. Có người hỏi:
- Hai cha con ông chẳng giống nhau tí nào. Con trai ông thì sung