Phương thức tạo độ hẫng

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 117 - 118)

2. Phân loại và miêu tả

2.19. Phương thức tạo độ hẫng

Đây là phương thức mà người nói cố tình đánh lạc hướng người nghe để tạo hàm ngôn. Người nghe bị lạc hướng về mục đích, tính chất, thể loại hoặc nội dung. Trong khi người nghe đang chờ đợi một cái gì đó thì bất ngờ lại nhận được một thông tin hoàn toàn khác khiến cho họ bị hẫng. Thông qua đó người nói bày tỏ dụng ý của mình.

Ví dụ: Cứ bảo tuổi Sửu có được không?

Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút bao giờ. Bà huyện thấy tính chồng như vậy cũng không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện. Bà huyện cũng chối đây đẩy:

- Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy biết ông ấy vẫn còn rầy rà tôi cơ đấy!

Dân làng nằn nì mãi, bà nể tình mới bày cách!

- Quan huyện tuổi Tí. Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bạc đến đây, rồi tôi thử cố nói giùm cho, hoạ may được chăng!

Dân làng nghe lời, về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc, đem đến.

Một hôm, ông quan huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, Bà huyện đem tình đầu kể lại. Nghe xong, ông huyện mắng:

- Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo tuổi "tí"! Cứ bảo tuổi "sửu" có được không?

Ta đang chờ xem ông quan "thanh liêm" sẽ mắng vợ như thế nào khi bà dám trái ý ông nhận con chuột bạc. Thế nhưng, quả là bất ngờ khi ông quan lại mắng vợ như vậy. Té ra, ông ta không phải con người thanh liêm như bấy lâu thiên hạ vẫn đồn đại. Khi nhìn thấy bạc, ông ta đã nổi máu

lâu nay. Điều làm cho ta buồn cười hơn nữa là ông ta lại nghĩ ra một việc mà từ trước đến nay không ai làm: ai lại đúc một con chuột bạc to bằng con trâu để đem đi đút lót bao giờ!

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)