2. Phân loại và miêu tả
2.26. Phương thức tạo sự mơ hồ
ngờ tác giả lại đưa ra một cách hiểu hoàn toàn trái ngược, đảo lộn tất cả mọi dự đoán: tưởng là thế này lại hoá ra thế kia. Những tình huống đối lập bất ngờ ấy sẽ gây ra tiếng cười. Theo phương châm hội thoại của H.P.Grice thì lối nói này vi phạm phương châm cách thức. Hiện tượng mơ hồ chẳng những được dùng trong tổ chức văn bản mà nó còn dùng như một thủ pháp để gây cười. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là hầu như những truyện cười của các tác giả Việt Nam thường dựa trên các hiện tượng mơ hồ về từ ngữ.
Ví dụ: Một anh lính lệ tính cương trực, thấy quan huyện làm nhiều việc trái mắt, thường hay chế nhạo. Quan vẫn định bụng trị. Một hôm, có người đến vu cho anh ta ăn tiền ngoài chợ, quan mừng thầm có dịp báo thù, liền cho lính đi bắt về.
Anh lính lệ về, dắt cả thằng con đi theo. Quan vừa trông thấy, đập bàn thét:
- Đánh! Đánh! Đánh chừa cái tật ăn hối lộ đi! Anh lính ngoảnh lại thủng thỉnh bảo con:
- Con đứng lui ra. Quan sắp đánh bố đấy! [18,78].
Trong truyện cười trên, anh lính tạo được một hoàn cảnh hợp lí là anh ta có thằng con bên cạnh. Anh ta dùng một câu nói mơ hồ để chế nhạo ông quan bụng dạ nhỏ nhen: Quan sắp đánh bố đứa trẻ hay là đánh bố quan? Đúng là "Cà cuống chết đến đít vẫn còn cay".
2.3.Tiểu kết
Trở lên, luận văn đã xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để phân loại và miêu tả các phương thức hàm ngôn. Tuy nhiên sự phân loại này chỉ có ý nghĩa tương đối, không hiếm trường hợp ngay cả cứ liệu cũng mách bảo chúng tôi có thể xếp chúng vào những loại khác nhau. Qua các cách miêu tả, có thể thấy cách phân loại có phần rườm, chưa định được mốc khái quát cần thiết. Tuy nhiên, có thể thấy, phương thức tạo hàm ngôn trong ngôn ngữ khá đa dạng. Xét về mặt cấp độ, có thể dựa vào các đơn vị
như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... để xem xét. Hoặc có thể dựa vào sự đối lập giữa hệ thống ngôn ngữ/ hệ thống lời nói để miêu tả. Có điều, dù xuất phát từ góc độ nào thì vai trò của ngữ cảnh cũng không thể không nhắc đến, đặc biệt nhìn chung văn bản là một chỉnh thể giao tiếp, bao gồm cả hai quá trình tương tác, đó là quá trình từ trên xuống (Top- down process) và quá trình từ dưới lên (bottom- up process) đã chi phối cách tiếp cận của chúng tôi. Quả nhiên, nhiều khi để tìm ra chìa khoá hàm ngôn, đôi khi chúng ta phải vận dụng cả hai quá trình này. Chẳng hạn, xem mẩu đối thoại sau:
Nữ: Anh dại lắm, chứ nếu khôn khéo một chút anh sẽ làm chủ cái trang trại này.
Nam: Làm chủ cái quái gì, làm cu li thì có, khổ cực thế này mà làm chủ ư?
Nữ: Giữa núi rừng có rất nhiều tai nạn (nhân vật nam thấy một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng) trong lúc đang sững sờ thì nhân vật nữ nói tiếp:
- Anh có dám không? (Phỏng theo Người cùng quê- Phan Tứ)
Quả nhiên ở đây có sự tương tác hội thoại cả hai chiều. ở lượt lời thứ nhất, nhân vật nam tri giác câu hỏi này theo hướng nghĩa tường minh, anh ta không hiểu được hàm ngôn của nhân vật nữ. Nhưng đến lượt lời thứ hai, anh ta mới hiểu rõ dụng ý của cô gái. Đó là hãy giết ông chủ và đổ thừa cho tai nạn của núi rừng.
Như vậy, với cách hiểu này, chúng ta có thể lược qui các phương thức hàm ngôn theo hai nhóm: nhóm dựa vào ngữ cảnh và nhóm phi ngữ cảnh. Cần nói rõ, ngữ cảnh ở đây bao gồm ngữ cảnh hẹp do tương tác ngữ cảnh và ngữ cảnh ngôn ngữ bao gồm các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán... Chúng tôi tạm phân loại phương thức hàm ngôn thành hai nhóm sau đây:
Phân loại phương thức hàm ngôn
Phi Ngữ cảnh Ngữ cảnh
Phương thức chơi chữ Phương thức sử dụng hư từ Phương thức so sánh
Phương thức nói có vần điệu Phương thức tỉnh lược
Phương thức lịch sự không đúng chỗ Phương thức nói vòng
Phương thức dùng câu hỏi
Phương thức dùng câu đồng nghĩa Phương thức phúng dụ
Phương thức đánh tráo khái niệm
Phương thức dùng mối quan hệ ngoại chỉ Phương thức tạo tiền đề
Phương thức sử dụng ngôn ngữ không tương thích với ngữ cảnh
Phương thức dùng sự sai lệch ngữ nghĩa trong ngôn giao
Phương thức dựa trên lẽ thường Phương thức suy luận
Phương thức lập luận Phương thức tạo độ hẫng Phuơng thức nói giảm Phương thức phóng đại Phương thức im lặng
Phương thức vi phạm tiền giả định Phương thức tạo thông tin thừa Phương thức nói khái quát Phương thức tạo sự mơ hồ
Kết luận
1. Ngoại trừ các văn bản đơn trị về mặt ngữ nghĩa như văn bản khoa học, văn bản hành chính, còn nhìn chung, một văn bản có thể có hai loại nghĩa, đó là nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn. Mặc dù không xuất hiện trên bề mặt cấu trúc của văn bản như nghĩa hiển ngôn nhưng nghĩa hàm ngôn lại đóng vai trò quan trọng. Hiểu được nó tức là người nghe đã hiểu được "cái người ta muốn nói mà không nói ra". Tuy nhiên, muốn hiểu được hàm ngôn thì trước tiên người nói phải hiểu được hiển ngôn vì hiển ngôn là nền tảng để hiểu hàm ngôn. Hàm ngôn gắn liền với hiển ngôn và không chỉ gắn với hiển ngôn mà còn liên quan đến một số tri thức khác trong và ngoài ngôn ngữ. Và như chúng ta đã biết, "Tầm quan trọng về nghĩa không do nghĩa quyết định mà do sự nhận thức và mục đích của người phát ngôn hoặc người thụ ngôn". Do đó, việc giải mã hàm ngôn không chỉ dựa vào ngôn ngữ mà nhiều khi phải viện dẫn đến các tri thức bên ngoài văn bản.
2. Do kinh nghiệm và thói quen giao tiếp, khi tiếp nhận một phát
ngôn hay một văn bản, chúng ta thường đặt cho mình một câu hỏi "Nói thế có ý gì?". "ý" có thể là tư tưởng, tình cảm hay dụng ý của người nói. Còn điều mà người nghe băn khoăn chính là nghĩa hàm ngôn. Trong một văn bản, khi nghĩa hiển ngôn và điều được nói không phù hợp với nhau, nghĩa hiển ngôn không trực tiếp biểu thị điều được nói, lúc đó cũng có nghĩa hàm ngôn (phần lớn các văn bản khảo sát đều như vậy).
Tuy nhiên, khẳng định được lời nói có nghĩa hàm ngôn rồi, người nghe còn phải biết cách suy ra để xác định nội dung cụ thể của văn bản đó. Muốn suy ra thì phải tìm căn cứ. Nhưng vấn đề tìm căn cứ của nghĩa hàm ngôn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mọi người có thể thống nhất
nghĩa hàm ngôn thì lại khác. Căn cứ để suy ra nghĩa hàm ngôn không chỉ đơn thuần là dựa trên nghĩa hiển ngôn mà còn có những căn cứ khác ngoài nghĩa hiển ngôn như: nhận thức, quan niệm, tình cảm, thói quen, vốn sống... của người tiếp nhận và một số giao tiếp khác. Do đó, có thể xảy ra tình hình người này hiểu được nghĩa hàm ngôn còn người kia không hiểu vì không suy ra được. Hoặc giả, mỗi người suy ra nghĩa hàm ngôn theo mỗi hướng khác nhau.
Mặt khác, mỗi thời kì lịch sử, mỗi nền văn hoá cũng cho phép người nghe suy ra nghĩa hàm ngôn theo mỗi hướng khác nhau. Đặc biệt là trong các văn bản đa trị vấn đề hàm ngôn càng phức tạp.
3. Căn cứ trên sự phân loại hàm ngôn của các nhà ngôn ngữ học, qua tiếp cận bước đầu, chúng tôi nhận thấy rằng các phương thức tạo hàm ngôn tuy đa dạng và phong phú nhưng có thể lược quy vào hai loại sau: Hàm ngôn phi ngữ cảnh và hàm ngôn ngữ cảnh.
Hàm ngôn phi ngữ cảnh là hàm ngôn độc lập với ngữ cảnh, nó được suy ra từ chính các yếu tố ngôn ngữ trong cấu trúc của phát ngôn hoặc mô hình tổ chức văn bản mà không cần phải dựa vào những yếu tố ngôn ngữ nào ở bên ngoài.
Hàm ngôn ngữ cảnh là hàm ngôn phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào tình huống phát ngôn, nghĩa là phải quy chiếu vào các yếu tố bên ngoài phát ngôn mới có thể hiểu được ý nghĩa của nó.
Tuy nhiên, có thể nói hàm ngôn thường phải dựa vào ngữ cảnh. Sự phân loại đề xuất trong luận văn này chỉ có ý nghĩa tương đối, chủ yếu là để làm rõ bản chất của vấn đề đang nghiên cứu. Hàm ngôn phi ngữ cảnh ở đây được chúng tôi nhận thức là sự tương tác chỉ xảy ra trong phạm vi hẹp trong lòng văn bản, tức có tính chất nội chỉ. Còn hàm ngôn ngữ cảnh lại phải quy chiếu, viện dẫn đến các tri thức có tính chất ngoại chỉ.
Với cách hình dung này, chúng tôi lần lượt lược quy thành hai nhóm lớn:
3.1. Nhóm phương thức hàm ngôn dựa vào phi ngữ cảnh gồm: a) Phương thức chơi chữ với các tiểu loại:
(i) Biện pháp nói lái (ii) Biện pháp đồng âm
(iii) Biện pháp đồng nghĩa và trái nghĩa (iv) Biện pháp đa nghĩa
(v) Biện pháp hoán đổi vị trí từ ngữ (vi) Biện pháp tách từ ngữ
(vii) Biện pháp buông lửng
Đặc điểm chung của chơi chữ là liên quan đến các ngữ đoạn (từ, ngữ), kể cả sự vắng mặt của chúng (buông lửng).
b) Phương thức sử dụng hư từ
Tại đây, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số hư từ trong tương tác với ngữ cảnh để tạo nên hàm ngôn.
c) Phương thức so sánh
d) Phương thức nói có vần điệu
Cần thấy không phải hễ cứ nói có vần điệu là tạo được hàm ngôn, nhưng phải thừa nhận đó là những dấu hiệu lệch chuẩn để nhận diện chúng. Trong luận văn, chúng tôi đã chỉ ra được những trường hợp đang khảo sát có chứa hàm ngôn.
e) Phương thức tỉnh lược
3.2. Nhóm phương thức hàm ngôn dựa vào ngữ cảnh
Nếu như nhóm trước chỉ cần căn cứ vào cách tổ chức ngôn ngữ trên bề mặt văn bản, chúng ta có thể tìm ra hàm ngôn thì nhóm sau không đơn giản như thế. Nhiều khi phải vận dụng tất cả các yếu tố, nhất là các yếu tố bên ngoài văn bản, mặc dù có thể các yếu tố bên trong văn bản là những chỉ báo cần thiết. Với cách hình dung sơ bộ như vậy, chúng tôi lược quy thành 21 phương thức, gồm:
Mặc dù lịch sự là phương châm của hội thoại, nhưng nếu dùng không đúng với ngữ cảnh một cách chủ ý, chúng sẽ tạo ra hàm ngôn.
b) Phương thức nói vòng
Xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau, trong hội thoại thường hay xuất hiện cách nói vòng. Và nói vòng cũng là một phương thức cho thấy đây là dấu hiệu của hàm ngôn.
c) Phương thức dùng câu hỏi
Tại đây câu hỏi có thể gắn với chủ ngôn, nhưng cũng có thể gắn với đối ngôn và trong tương tác hội thoại. Trong một số trường hợp, chúng có thể tạo ra hàm ngôn.
d) Phương thức dùng câu đồng nghĩa đ) Phương thức phúng dụ
e) Phương thức đánh tráo khái niệm
g) Phương thức dùng mối quan hệ ngoại chỉ
Rõ ràng (d) và (đ) từ lâu đã được các nhà phong cách học chú ý đến, (e) hay được sử dụng trong tranh luận, một biện pháp rất thịnh hành trong nghệ thuật hùng biện. Còn (g) là một biện pháp hay nhắc đến trong dụng ngôn.
h) Phương thức tạo tiền đề
ở đây, luận văn chỉ chú ý đến những tiền đề có giá trị chỉ xuất hàm ngôn, mặc dù chúng tôi hiểu là không phải tất cả tiền đề đều có dụng ý này.
i) Phương thức sử dụng ngôn ngữ không tương thích với ngữ cảnh k) Phương thức dùng sai lệch ngữ nghĩa trong ngôn giao
l) Phương thức dựa trên lẽ thường
Trong các phương thức miêu tả trong luận văn, phương thức này liên quan mật thiết đến văn hoá. Tiếc rằng, do khuôn khổ một luận văn, chúng tôi chỉ mới đề cập sơ lược.
n) Phương thức lập luận
Thật ra, có thể gộp (h), (m) và (n) vào một nhóm, nhưng như đã giải trình, chúng tôi tạm thời chia chúng thành nhóm riêng để tiện miêu tả.
o) Phương thức tạo độ hẫng ô) Phương thức nói giảm ơ) Phương thức phóng đại
Nếu như ở (o) nghiêng hẳn về nghệ thuật tổ chức văn bản thì (ô) và (ơ) là hai cách biểu đạt ngược chiều nhau và tất cả đều có khả năng tạo hàm ngôn.
p) Phương thức vi phạm tiền giả định q) Phương thức tạo thông tin thừa r) Phương thức nói khái quát s) Phương thức tạo sự mơ hồ
Các phương thức (p), (r) và (s) đều liên quan đến nội dung ngữ nghĩa, tuy chúng rất phức tạp nhưng lại là các phương thức tạo hàm ngôn giàu chất trí tuệ nhất.
4. Như đã nói, hàm ngôn hay nội dung hàm ẩn của phát ngôn, văn bản là một trong những văn đề hóc búa nhất của Ngữ dụng học. Các cách miêu tả và phân loại đề xuất như trên chỉ có tính chất đặt vấn đề, thể hiện một cách tiếp cận tổng hợp, có nhiều lí do mách bảo chúng tôi nên tiếp tục lược quy cho gọn hơn. Nỗ lực mà luận văn cố gắng đạt tới là làm thế nào để hiểu rõ hơn cái cơ chế ẩn tàng đằng sau câu chữ và xa hơn góp thêm một tiếng nói về vấn đề phân loại hàm ngôn.
NGUỒN GỐC CÁC CỨ LIỆU TRÍCH DẪN TRONG LUẬN VĂN
1. Anh Côi, Nụ cười tình yêu.
2. Nam Cao, Toàn tập.
3. Nguyễn Công Hoan, Tuyển tập.
4. Báo Tuổi Trẻ Cười .
5. Thanh Thanh, Cười hở mười cái răng.
6. Mai Ngọc Thanh, Truyện tiếu lâm Trung Quốc.
7. Ngọc Bách- Chuyện cười học sinh - Sinh viên.
8. Lan Phương- Hạ Vinh Thi, Chuyện đố nhịn được cười.
9. Trương Chính- Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam. 10. Hằng Nga- Trọng Trí, Cười cong cả lưng.
TAØI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Anh (2003), "Chơi chữ trên báo chí", Ngôn ngữ ,(6).
[2] Ngọc Bách (2004), Chuyện cười học sinh - sinh viên, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[3] Nguyễn Trọng Báu (2003), Đố tục giảng thanh và giai thoại chữ nghĩa, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[4] Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (T1), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (T2), Nxb Giáo dục , Hà
Nội.
[6] Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[7] Chử Thị Bích (2002), "Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện phép lịch sự trong hành vi cho, tặng", Ngôn ngữ, (5), tr.52-56.
[8] Dương Hữu Biên (1997), "Vài ghi nhận về logic và hàm ý", Ngôn ngữ, (1), tr. 17- 21.
[9] Dương Hữu Biên (2002), "Sự biểu hiện ngữ nghĩa của chủ đề và tiêu điểm trong cấu trúc nghĩa của câu", Ngữ học trẻ, tr.114-125.
[10] Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học (T1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[11] Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học (T2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[12] Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[13] Nguyễn Hữu Chương (2002), "Câu đồng nghĩa trong tiếng Việt",
[15] Nguyễn Thị Phương Chi (2003), "Điều kiện thành công của hành vi đề nghị- Một trong những cơ sở hình thành các chiến lược từ chối",
Ngữ học trẻ, tr.11-24.
[16] Mai Ngọc Chừ (2000), "Nói ngược, nói mát và việc hiểu nghĩa văn bản", Ngôn ngữ và Đời sống, (3), tr. 9-10.
[17] Nguyễn Văn Chính (2002), "Khảo sát ngữ nghĩa, ngữ dụng của hai từ "vừa", "mới" trong tiếng Việt", Ngữ học Trẻ, tr. 130-134.
[18] Trương Chính- Phong Châu (2004), Tiếng cười dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội , Hà Nội.
[19] Nguyễn Giao Cư - Phan Diễn- Sơn Hà (2003), Kho tàng văn học dân gian- Truyện nói trạng, Nxb Đà Nẵng.
[20] Lê Dân (2001), "Tục ngữ và hàm ngôn", Ngôn ngữ và Đời sống , (5), tr.33.
[21] Nguyễn Đức Dân (1984), "Ngữ nghĩa các từ hư: định hướng nghĩa của từ", Ngôn ngữ, (2), tr.21-33.
[22] Nguyễn Đức Dân (1984), "Ngữ nghĩa các từ hư: định hướng nghĩa của từ", Ngôn ngữ, (4), tr. 37-45.
[23] Nguyễn Đức Dân (1986), "Ngữ nghĩa của thành ngữ & tục ngữ , sự vận dụng", Ngôn ngữ, (3), tr. 1-11.
[24] Nguyễn Đức Dân (1990), "Logic của hàm ý và câu trỏ quan hệ nhân quả", Ngôn ngữ , (1), tr. 5-8.
[25] Nguyễn Đức Dân (1995), Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh.
[26] Nguyễn Đức Dân (1996), Lô gích và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[27] Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ dụng học (T1), Nxb Giáo dục , Hà Nội. [28] Nguyễn Đức Dân (2003), Nỗi oan Thì, Mà, Là, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. [29] Nguyễn Đức Dân (2003), Giáo trình nhập môn lô gíc hình thức, Nxb
[30] Nguyễn Đức Dân (2003), "Những nghịch lí ngữ nghĩa", Ngôn ngữ, (4), tr.1- 13.
[31] Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn lô gích hình thức& lô gích phi hình thức, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[32] Lê Đông (1991), "Ngữ nghĩa- ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh giá của các hư từ", Ngôn ngữ,(2), tr.15-23.
[33] Lê Đông (1992), "Ngữ nghĩa - ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Siêu ngôn ngữ và hư từ tiếng Việt", Ngôn ngữ, (2), tr. 45-51.