2. Phân loại và miêu tả
2.9. Phương thức dùng câu đồng nghĩa
Dùng câu đồng nghĩa là việc dùng những câu nói có cấu trúc ngôn ngữ khác nhau, thậm chí đối lập nhau nhưng ý nghĩa lại giống nhau. Chẳng hạn, một câu khẳng định nếu ta chuyển đổi thành câu phủ định thì nội dung của nó sẽ trái ngược lại với cái nghĩa ban đầu. Nhưng có trường hợp, người ta cố tình tạo ra hai câu nói trái ngược về cấu trúc nhưng nội dung ngữ nghĩa lại không hề thay đổi. Sử dụng lối nói kiểu này cũng có khả năng tạo hàm ngôn.
Ví dụ: Công ty nọ có một cuộc họp của hội đồng quản trị. Giữa lúc mọi người đang cãi vã, có một người đứng dậy nói:
- Bàn cãi vấn đề này mãi cũng vô ích vì một nửa thành viên này là những người ngu dốt.
Nghe vậy, người trong cuộc họp nhao nhao phản đối. Chủ tịch hội đồng quản trị đề nghị người ấy phải phủ định lại lời phát biểu của mình.
Rõ ràng thì dù khẳng định hay phủ định thì anh ta cũng đạt được cái mục đích của mình. Sau câu nói thứ hai thì không ai còn có thể bắt bẻ anh ta được nữa. Cái hài hước bật ra từ đó.
2.10. Phúng dụ
"Phúng dụ là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta dùng hình ảnh cụ thể, sinh động để biểu thị một ý niệm về triết lí nhân sinh hay một bài học về luân lí đạo đức, nhằm làm cho sự trình bày những nội dung đó trở nên sâu sắc, thâm thuý" [56,65]. Phúng dụ luôn bao hàm hai ý nghĩa: ý nghĩa bề mặt và ý nghĩa bề sâu. Y# nghĩa bề mặt thể hiện qua những hình ảnh sinh động còn ý nghĩa bề sâu được thể hiện thông qua liên tưởng giữa các hình ảnh và việc thể hiện quan niệm nhân sinh hay triết lí đạo đức.
Ví dụ: Thả mồi bắt bóng
Một con chó lẻn vào một quán cơm, đớp trộm được một miếng thịt. Nó định tha đi thật xa rồi mới ăn, vì sợ chủ quán đuổi theo. Tha mãi đến một cái cầu, đã mệt nó bèn đi chậm lại. Đến giữa cầu, nhìn xuống sông, thấy giữa dòng cũng có một con chó đang ngoạm một miếng thịt to hơn, nó dừng ngay lại, thả miếng thịt đang ngoạm ra và nhảy xuống sông tranh miếng thịt với con chó kia.
Nhưng xuống nước, nó không những không thấy miếng thịt kia mà còn bị dòng nước cuốn đi, cố gắng hết sức mới bơi được vào bờ.
Thì ra miếng thịt to hơn kia chỉ là một cái bóng miếng thịt nó đớp trộm được [18, 334].
Câu chuyện trên mượn hình ảnh con chó để nói về những người "Thả mồi bắt bóng", "Đứng núi này trông núi nọ", rốt cuộc chẳng được cái gì.
Dùng lối nói phúng dụ để tạo hàm ngôn là một phương thức tu từ thường gặp trong tiếng Việt. Phong cách học đã đề cập nhiều đến vấn đề này, luận văn chỉ nhắc đến như một cách đánh dấu.
Trong giao tiếp, người ta thường dùng cách đánh tráo khái niệm để tạo hàm ngôn, để ngụy biện. Tức là lúc đầu dùng từ ngữ để trỏ một khái niệm này nhưng sau lại dùng nó để chỉ cho một khái niệm khác.
Ví dụ: Thay đổi cách gọi
Một người đàn ông phải ra hầu toà vì bị một nữ bá tước tố cáo vì đã gọi bà ta là "con lợn". Toà xử tội ông và buộc ông phải bồi thường danh dự cho người đàn bà đó.
Sau khi quan toà tuyên án, người đàn ông hỏi:
- Thế có nghĩa là tôi không được gọi nữ bá tước là con lợn? - Tuyệt đối không!
- Nhưng nếu tôi gọi một con lợn nào đó là nữ bá tước thì có được không ạ? - Tất nhiên- Quan toà nghĩ đến hàng trăm nữ bá tước và đáp.
Người đàn ông lập tức quay sang nữ bá tước và nói: - Xin tạm biệt "nữ bá tước"! [111,21].
Người đàn ông đã dùng phương pháp đánh tráo khái niệm trong câu hỏi: "Nhưng nếu tôi gọi một con lợn nào đó là nữ bá tước có được không?". Khi được quan toà đồng ý, tức là có thể gọi bất kì con lợn nào là nữ bá tước, thậm chí là công nương, là hoàng hậu cũng được vì đó là những danh từ chung để xưng hô. Khi nói như vậy thì không hề nói đến một người cụ thể nào. Nhưng khi anh ta nói: "Xin chào nữ bá tước" thì anh ta đã hàm ý gọi nữ bá tước là "con lợn".
Có nhiều cách đánh tráo khái niệm khác nhau: a)Đánh tráo khái niệm để làm thay đổi luận đề
Ví dụ: Có một người rất giàu có nhưng lại rất tiết kiệm. Ngược lại, cậu con trai của ông ta thì lại ăn chơi phóng túng, chẳng nghề ngỗng gì cả. Có người hỏi:
- Hai cha con ông chẳng giống nhau tí nào. Con trai ông thì sung sướng như thế mà sao ông lại sống khổ sở như thế?
- Con trai tôi có ông bố là triệu phú nên mới sung sướng, còn tôi đâu có được cái diễm phúc đó.
Nhà triệu phú đã đánh tráo khái niệm "tôi" sang "bố của con trai tôi" để giải thích cho cái sự "khổ sở" của mình.
b) Đánh tráo khái niệm để tạo luận đề mơ hồ
Là việc người nói cố tình dùng những luận đề mơ hồ để người nghe lầm lẫn, không phân biệt đúng sai.
Ví dụ: Ai có chồng ai không
Một gã đàn ông hỏi cậu bé:
- Lớn lên cháu thích làm nghề gì nào? - Cháu sẽ làm nhà sinh lí học.
- Thế cháu có năng khiếu gì về ngành ấy không?
- Tất nhiên là có. Chú có nhìn thấy hai phụ nữ đang ăn kem kia không? Một cô mút còn một cô cắn ăn, theo chú cô nào có chồng cô nào chưa nào?
- Hừm... chú nghĩ cô mút...
- Thế nhưng theo cháu thì cô có chồng là cô đeo nhẫn cưới trên tay cơ. Còn chú, cháu khuyên chú nên đến gặp nhà sinh lí học đi. (Anh Côi - tr.17)
Để chứng minh rằng mình có thể trở thành một nhà "sinh lí học", cậu bé đã đưa ra một tiền đề mơ hồ: "cô cắn" và "cô mút" để cho gã đàn ông mặc sức liên tưởng... Thế nhưng lời giải đáp của cậu bé lại chẳng ăn nhập đến vấn đề "cắn" hay "mút" cả.
2.12. Phương thức dùng mối quan hệ ngoại chỉ
Giao tiếp trực tiếp nói chung, hội thoại nói riêng, bao giờ cũng gắn liền với một ngữ cảnh nhất định. Chính nhờ vào ngữ cảnh mà một số ngữ liệu tưởng như vô nghĩa lại có thể tạo nên một thông báo mạch lạc. Được như vậy, không phải nhờ mối quan hệ nội chỉ trong lòng văn bản mà nhiều khi phải dựa vào ngoại chỉ. Cái giúp gây cười nhiều khi cũng xuất
Ví dụ: Hội đồng lí hương làng nọ phạt vạ một người chửa hoang, bắt anh seo biện tốn đánh chén. Anh seo làm thịt lợn và sai vợ đi mua rượu. Thịt lợn nấu xong, nhưng chị vợ đi mua rượu vẫn chưa về. Mọi người đợi sốt cả ruột. Đã vậy, khi về đến đầu đình, chị vợ mót giải liền ngồi xuống đái. Anh seo thấy thế quát vợ:
- Đái xong chưa? Mau mang vô cho mọi người uống! [18].
Dựa vào ngoại cảnh và quan hệ ngoại chỉ, anh seo đã đưa ra một cấu trúc liên kết giữa hai hành động để chửi vào mặt bọn hương lí ham đánh chén mà không ai có thể bắt bẻ được vì hoàn cảnh lúc đó cho phép anh nói như thế.
2.13. Phương thức tạo tiền đề
Tiền đề là những mệnh đề mà tính chân thực của chúng được dùng làm bảo đảm cho phát ngôn của ngôn bản, những mệnh đề mà thiếu chúng thì phát ngôn không thể được coi là có giá trị (có một số tác giả gọi tiền đề là tiền giả định).
a) Hàm ngôn dựa vào tiền đề tồn tại
Tiền đề tồn tại là tiền đề thể hiện trong những cấu trúc sở hữu và những danh ngữ.
Ví dụ: Trong giờ học lịch sử, thằng Tí Tẹo đang ngủ ngon lành bỗng thầy giáo chiếu tướng:
- Tí, em cho thầy biết ai đã lấy chiếc nỏ thần của An Dương Vương? Tí Tẹo đáp: Dạ thưa thầy, bạn nào lấy chứ không phải em ạ!
Thầy giáo đem chuyện học hành lem nhem của Tí Tẹo phàn nàn với thầy hiệu trưởng. Nghe xong, thầy ôn tồn chỉ đạo:
- Thầy bình tĩnh đi, chuyện đâu còn có đó. Thầy coi giá chiếc nỏ là bao nhiêu rồi nói tài vụ họ mua cho cái khác!...
(Chuyện đố nhịn được cười, tr.17)
nên đứng trước câu hỏi của thầy giáo nó cứ nghĩ là thầy tưởng nó đã lấy chiếc nỏ, nó mới phải vội vàng thanh minh như vậy. Nếu nó chỉ cần trả lời: "Thưa thầy em không biết!" thì chắc chắn sự thể đã khác đi.
Thầy hiệu trưởng đúng là một cán bộ rất "quan tâm" đến cấp dưới, đồng thời thầy cũng rất chịu ... chi. Chỉ tiếc rằng kiến thức về lịch sử thì thầy cũng chỉ ngang bằng với Tí Tẹo mà thôi.
b) Hàm ngôn dựa vào tiền đề thực hữu
Tiền đề thực hữu có chứa các vị từ như: nhận thấy, hiểu ra, vỡ lẽ ra, biết, giác ngộ, tiếc, thú thực... Các thông tin làm tiền đề sau vị từ được coi là có thật.
Ví dụ: Đĩa cá trên mâm cỗ có hai con. Hai anh ngồi ăn với nhau đều muốn gắp con to nhưng lại ngại nên chẳng anh nào dám gắp trước. Bởi vì, nếu gắp trước ai lại gắp con to? Chờ lâu quá, một anh gắp con cá to bỏ vào bát mình. Anh kia thấy vậy đỏ mặt nói:
- Tôi mà gắp trước thế nào tôi cũng gắp con nhỏ! Anh này điềm nhiên đáp:
- Tôi biết là thế nào anh cũng gắp con nhỏ nên tôi phải gắp con to này! [18].
Theo phép lịch sự của người phương Đông, khi ăn phải ăn nhưng cái không ngon trước, mặc dù mình cũng rất muốn ăn miếng đó nên phải "Muốn ăn gắp bỏ cho người". Do vậy, ý anh gắp sau muốn chê anh gắp trước là không lịch sự (vì bản thân anh ta cũng rất muốn ăn con cá to này). Nhưng anh gắp trước đã dựa vào cái tiền đề thực hữu để "bào chữa" cho cái sự tham ăn của mình: Tôi biết a (a= anh sẽ gắp con nhỏ), a là tiền đề và a là có thật. Bởi vì anh kia hiển nhiên đã nói như vậy. Cho nên dù gắp trước hay gắp sau thì anh ta cũng sẽ gắp con cá to.
Tiền đề phi thực là tiền đề được xác nhận là không có thực. Chẳng hạn, vị từ ngỡ, tưởng được dùng với tiền đề là những điều tiếp theo sau nó là không có thực.
Thử xét truyện cười sau: Một anh sờ lên cổ áo, thấy con rận, sợ người ta cười, vội vàng vứt xuống đất nói:
- Tưởng là con rận, hoá ra không phải!
Có người cúi xuống đất, cố tìm được con rận nhặt lên nói: - Tưởng là không phải, hoá ra con rận! [18,180].
Câu chuyện hóm hỉnh ở chỗ, anh chàng có rận cố che giấu một sự thực xấu hổ là mình có rận bằng cách tạo nên một tiền đề phi thực với vị từ "tưởng".Thế nhưng, người kia lại cũng dựa vào cái tiền đề phi thực ấy để thực hiện dụng kế "Gậy ông đập lưng ông".
Xét tiếp chuyện: Kẻ ghen tị và nhà bác học
ở một làng nọ có một nhà bác học và một kẻ ghen tị. Nhà bác học luôn được mọi người kính trọng nên kẻ ghen tị sinh lòng đố kị. Một hôm, chờ nhà bác học đi đến gần, kẻ ghen tị cất lời như sau:
- Trông từ xa tôi cứngỡ ông là con lừa. Nghe xong, nhà bác học đáp:
- Còn tôi thì ngược lại, trông từ xa tôi cứngỡ ông là con người.
Hàm ngôn ở đây quả là sâu sắc, kẻ ghen tị cố hạ bệ nhà bác học là "con lừa", nhưng đằng sau câu nói "trông từ xa tôi cứ ngỡ ông là con người" lại thâm thuý hơn rất nhiều.
d) Hàm ngôn dựa vào tiền đề phản thực
Tiền đề phản thực thể hiện ở những cấu trúc có từ "nếu". Những điều được coi là tiền đề trong những câu như vậy chẳng những không có thực mà còn đối lập với những điều có thực.
Chẳng anh, có anh chàng thề thốt với người yêu: Anh yêu em, dù trời mưa to gió lớn, đèo cao vực sâu anh cũng không quản ngại... Anh sẽ đến
Rõ ràng là cái vế sau không thể có thực. Bởi vì bao nhiêu lời "thề non hẹn biển" rốt cuộc chỉ là lời nói mà không ai đi "đánh thuế" người nói phét cả. Chỉ có một hành động cụ thể là đến thăm người yêu thì anh ta lại phải ra một điều kiện là "nếu trời không mưa".
Như vậy, "trời không mưa" và "mưa to gió lớn" là đối lập với nhau. Mâu thuẫn trong lời nói của anh ta đã chứng tỏ được tình cảm của anh ta như thế nào.
đ) Hàm ngôn dựa vào tiền đề kết cấu
Tiền đề kết cấu thường thể hiện dưới dạng câu hỏi, các thông tin đi kèm để hỏi được coi là có thật. Người nói có thể dùng cấu trúc như thế để coi thông tin ấy là tiền đề, do đó được người nghe chấp nhận là sự thật.
Chẳng hạn, muốn biết một cô gái nào đó có phải là con đầu không có thể hỏi: - Em là con đầu chắc vất vả lắm nhỉ?
Nếu cô ta trả lời: "Không, em không phải là con đầu!" thì cô gái đó đã phủ nhận cái tiền đề trong câu hỏi, coi như câu hỏi là không hợp lí. Nếu cô ta nói rằng: "Có gì đâu mà vất vả ạ!" thì cô gái đã thừa nhận cô ta là con đầu và người hỏi chỉ cần có thế.
Xét truyện cười sau:
Cô chủ và con sen đi đò. Con sen ăn trầu thế nào lỡ tay đánh rơi cái ống vôi bạc của cô chủ xuống sông. Sợ cô chủ mắng, nó mới lập mưu hỏi: - Thưa cô, cái gì mình biết nó ở đâu rồi thì có cho là mất được không ạ?
Cô chủ vô tình trả lời:
- Sao lại hỏi lẩn thẩn thế? Đã biết nó ở đâu rồi còn gọi mất thế nào được. Con sen nhanh nhẹn:
- Thế thì cái ống vôi của cô không mất. Con biết nó nằm dưới đáy sông, con vừa đánh rơi xuống đấy [18,184].
Con sen đã đưa ra một câu hỏi chứa đựng tiền đề kết cấu để đưa cô chủ vào cái bẫy của mình. Nó đã làm cô chủ lạc hướng về nội dung câu hỏi, rồi dựa vào câu trả lời của cô ta để đưa ra một kết luận thật bất ngờ,
một thông tin hoàn toàn khác làm cho cô chủ bị "hẫng". Đây chính là cách tạo bất ngờ bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt tài tình.
2.14. Phương thức sử dụng ngôn ngữ không tương thích với ngữ cảnh
Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là một tập thể bao gồm những hợp phần như nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài diễn ngôn (có liên quan đến hiện thực khách quan, điều kiện cụ thể mà nhân vật giao tiếp đưa ra phát ngôn). Một phát ngôn gắn với ngữ cảnh sẽ trở nên hàm súc, đa nghĩa.
"Một cấu trúc ngôn ngữ, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà có thể biểu hiện những hành vi khác nhau"
Ví dụ: Câu "ở gần nhà tôi có hai cậu sinh viên" khi đặt vào bao nhiêu ngữ cảnh khác nhau thì có bấy nhiêu ý nghĩ hàm ẩn tương ứng.
- Tôi muốn tìm gia sư đến nhà kèm cho cậu con trai mà tìm chưa được.
- ở gần nhà tôi có hai cậu sinh viên.
- Hôm qua, quán bà Ba xảy ra một vụ ẩu đả giữa một nhóm sinh