Phương thức suy luận

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 111 - 115)

2. Phân loại và miêu tả

2.17. Phương thức suy luận

Suy luận là cách tư duy có liên hệ các phán đoán với nhau và bằng một chuỗi suy lí, từ một số phán đoán để suy ra một hay nhiều phán đoán mới về một chủ đề nào đó.

Ví dụ: Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên chức nghị viện [60,339].

Dựa vào sự suy luận mà tìm thấy hàm ngôn thông qua những từ ngữ như: "rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau". Cơm rượu, bò lợn là những thứ dùng để hối lộ, đút lót các quan để những ông quan này cất nhắc ông ta. Vậy, ông ta chẳng hề tài cán gì ngoài cái tài đút lót, luồn lách. Khi tác giả xếp quan tỉnh, quan phủ ngang hàng với cơm rượu, bò lợn (thậm chí là xếp sau) thì chứng tỏ rằng những ông quan này không hề ra gì.

Trở lại câu chuyện về B.Shaw mà chúng tôi đã đưa ra ở 2.2, dựa vào suy luận mà ta có thể hiểu được hàm ngôn của thiếu phụ và B.Shaw.

Khi thiếu phụ hỏi: - Ông đội cái gì trên đầu thế?

Khi ta biết vấn đề là A mà còn hỏi là A hay B thì câu hỏi đó có hàm ý. Chẳng hạn, biết con gái đang nấu cơm nhưng bà mẹ hỏi: "nấu cơm hay nấu cháo?" thì có ý là chê cơm đổ quá nhiều nước. Như vậy, dù biết B.Shaw đội mũ nhưng thiếu phụ vẫn hỏi như vậy thì có ý là chê cái mũ của ông quá xấu và dựa vào ngữ cảnh ta đã biết điều đó.

Khi thiếu phụ hỏi: - Cái đó mà là cái mũ à? Thì câu hỏi đó vừa có ý chê cái mũ xấu, đồng thời khoe cái mũ mà bà ta đang đội. Nhờ suy luận chúng ta hiểu rằng bà ta muốn nói: "Cái trên đầu tôi mới là cái mũ". Và khi B.Shaw hỏi câu cuối cùng thì ông đã đảo lộn tất cả. Ông đã tạo bất ngờ khi hàm ý rằng: cái mũ (vật trang sức) thì không quan trọng mà "cái đầu" mới là quan trọng.

Có thể khái quát thành những suy luận sau: a) Suy luận dựa vào từ đồng âm

Đây là phương thức suy luận chủ yếu. Như đã nói, cùng một phát ngôn nhưng ở các ngữ cảnh khác nhau sẽ cho những hành động ngôn từ khác nhau. Cũng vì dựa vào đặc điểm này mà người ta hay dùng nó để tạo hàm ngôn.

Món ăn ưa thích

Trong bữa liên hoan mừng tốt nghiệp Đại học và đón nhận căn hộ do bố là một cán bộ cao cấp tặng, anh con trai có vẻ quan tâm đến một người bạn gái:

- Em ăn bánh tôm nhé! - ứ!- Cô gái nũng nịu.

- Hay em thích ăn bánh chả? - ứ! - Em ăn xúp gà vậy nhé! - ứ hử! - Thế em thích ăn gì nào? - Em thích ăn ...hỏi!

Chàng trai đỏ bừng mặt giữa đám tiệc.

Câu trả lời của cô gái làm ta bật cười vì cô đã sử dụng từ đồng âm trong câu trả lời. Cô ta đã lái câu chuyện sang một hướng khác hoàn toàn bất ngờ. Ngữ cảnh trước đó đã thông báo một điều rất quan trọng là chàng trai "đón nhận căn hộ do bố là một cán bộ cao cấp tặng" nên ta cũng hiểu được vì sao cô gái lại nói như vậy.

b) Suy luận dựa vào một số ngữ đoạn trong câu Cách ghi nhật kí

Thuyền trưởng và thuyền phó của một con tàu đố kị với nhau, đều tìm cách bới móc nhau với chủ tàu. Trong một tháng đi trên tàu, cả hai người đều bị say rượu một lần. Khi ghi nhật kí hành trình, thuyền trưởng tranh ghi ngày hôm ấy và viết: "Hôm nay, thuyền phó say rượu". Cả đợt đi, thuyền phó chỉ được ghi nhật kí mỗi một ngày. Hôm đó, thuyền phó viết: "Hôm nay, thuyền trưởng không say rượu".

Nếu đối chiếu với thực tế thì nội dung của hai câu nhật kí mà hai vị thuyền trưởng và thuyền phó đều bình thường và đúng với hiện thực khách quan. Thế nhưng câu chuyện lại không chỉ đơn thuần như vậy. Khi thuyền

bàn vì sự thực nó đã vốn là như thế rồi. Nhưng đến khi thuyền phó ghi "Hôm nay, thuyền trưởng không say rượu" thì ta bắt đầu thấy chột dạ. Bởi vì theo lẽ thường thì đây là một câu thiếu thông tin mới, nó gây nên sự chú ý. Ai lại ghi một điều hết sức bình thường ấy. Nhưng khi dựa vào từ "hôm nay" thì ta mới thấy được ẩn ý của tay thuyền phó: "những ngày khác thuyền trưởng luôn say rượu". Như vậy, tội của thuyền trưởng nặng hơn anh ta và anh ta còn thoả mãn được sự "đố kị" của mình.

c) Suy luận dựa vào mẫu câu Còn ... chán!

+ Vợ nó còn đẹp chán..! + Còn sớm chán!

Những câu kiểu như thế này chứa hàm ý của người nói: đối tượng được nói đến có phẩm chất, thuộc tính không phải là mang sắc thái tích cực nhất nhưng cũng không phải là tiêu cực. Vì "đẹp chán" thì không phải là đẹp nhất nhưng cũng không phải là xấu nhất mà là "còn đẹp hơn khối người khác". Còn "sớm chán" tức là trời không phải là còn sớm những cũng không phải là đã muộn. Như vậy hàm ý của người nói là không khen cũng không chê nhưng đối tượng không được đánh giá đúng như tính từ dùng trong câu.

A... không hơn gì B

Ta hãy xét hai ví dụ sau: Ví dụ 1:

- Con em không hơn gì con chị, cứ về nhà là mở nhạc ầm ầm

Ví dụ 2:

- Con chị chẳng kém gì con em, cứ một lớp ngồi lì hai năm.

Cả hai phát ngôn trên đều có hàm ý mỉa mai và đều dựa vào thang độ lô gích là chị thì bao giờ cũng hơn em, nếu ta thay các phán đoán trên bằng:

- Con chị chẳng hơn gì con em

hàm ý châm biếm không còn, cũng như đã khác xa về mức độ.

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)