2. Phân loại và miêu tả
2.13. Phương thức tạo tiền đề
Tiền đề là những mệnh đề mà tính chân thực của chúng được dùng làm bảo đảm cho phát ngôn của ngôn bản, những mệnh đề mà thiếu chúng thì phát ngôn không thể được coi là có giá trị (có một số tác giả gọi tiền đề là tiền giả định).
a) Hàm ngôn dựa vào tiền đề tồn tại
Tiền đề tồn tại là tiền đề thể hiện trong những cấu trúc sở hữu và những danh ngữ.
Ví dụ: Trong giờ học lịch sử, thằng Tí Tẹo đang ngủ ngon lành bỗng thầy giáo chiếu tướng:
- Tí, em cho thầy biết ai đã lấy chiếc nỏ thần của An Dương Vương? Tí Tẹo đáp: Dạ thưa thầy, bạn nào lấy chứ không phải em ạ!
Thầy giáo đem chuyện học hành lem nhem của Tí Tẹo phàn nàn với thầy hiệu trưởng. Nghe xong, thầy ôn tồn chỉ đạo:
- Thầy bình tĩnh đi, chuyện đâu còn có đó. Thầy coi giá chiếc nỏ là bao nhiêu rồi nói tài vụ họ mua cho cái khác!...
(Chuyện đố nhịn được cười, tr.17)
nên đứng trước câu hỏi của thầy giáo nó cứ nghĩ là thầy tưởng nó đã lấy chiếc nỏ, nó mới phải vội vàng thanh minh như vậy. Nếu nó chỉ cần trả lời: "Thưa thầy em không biết!" thì chắc chắn sự thể đã khác đi.
Thầy hiệu trưởng đúng là một cán bộ rất "quan tâm" đến cấp dưới, đồng thời thầy cũng rất chịu ... chi. Chỉ tiếc rằng kiến thức về lịch sử thì thầy cũng chỉ ngang bằng với Tí Tẹo mà thôi.
b) Hàm ngôn dựa vào tiền đề thực hữu
Tiền đề thực hữu có chứa các vị từ như: nhận thấy, hiểu ra, vỡ lẽ ra, biết, giác ngộ, tiếc, thú thực... Các thông tin làm tiền đề sau vị từ được coi là có thật.
Ví dụ: Đĩa cá trên mâm cỗ có hai con. Hai anh ngồi ăn với nhau đều muốn gắp con to nhưng lại ngại nên chẳng anh nào dám gắp trước. Bởi vì, nếu gắp trước ai lại gắp con to? Chờ lâu quá, một anh gắp con cá to bỏ vào bát mình. Anh kia thấy vậy đỏ mặt nói:
- Tôi mà gắp trước thế nào tôi cũng gắp con nhỏ! Anh này điềm nhiên đáp:
- Tôi biết là thế nào anh cũng gắp con nhỏ nên tôi phải gắp con to này! [18].
Theo phép lịch sự của người phương Đông, khi ăn phải ăn nhưng cái không ngon trước, mặc dù mình cũng rất muốn ăn miếng đó nên phải "Muốn ăn gắp bỏ cho người". Do vậy, ý anh gắp sau muốn chê anh gắp trước là không lịch sự (vì bản thân anh ta cũng rất muốn ăn con cá to này). Nhưng anh gắp trước đã dựa vào cái tiền đề thực hữu để "bào chữa" cho cái sự tham ăn của mình: Tôi biết a (a= anh sẽ gắp con nhỏ), a là tiền đề và a là có thật. Bởi vì anh kia hiển nhiên đã nói như vậy. Cho nên dù gắp trước hay gắp sau thì anh ta cũng sẽ gắp con cá to.
Tiền đề phi thực là tiền đề được xác nhận là không có thực. Chẳng hạn, vị từ ngỡ, tưởng được dùng với tiền đề là những điều tiếp theo sau nó là không có thực.
Thử xét truyện cười sau: Một anh sờ lên cổ áo, thấy con rận, sợ người ta cười, vội vàng vứt xuống đất nói:
- Tưởng là con rận, hoá ra không phải!
Có người cúi xuống đất, cố tìm được con rận nhặt lên nói: - Tưởng là không phải, hoá ra con rận! [18,180].
Câu chuyện hóm hỉnh ở chỗ, anh chàng có rận cố che giấu một sự thực xấu hổ là mình có rận bằng cách tạo nên một tiền đề phi thực với vị từ "tưởng".Thế nhưng, người kia lại cũng dựa vào cái tiền đề phi thực ấy để thực hiện dụng kế "Gậy ông đập lưng ông".
Xét tiếp chuyện: Kẻ ghen tị và nhà bác học
ở một làng nọ có một nhà bác học và một kẻ ghen tị. Nhà bác học luôn được mọi người kính trọng nên kẻ ghen tị sinh lòng đố kị. Một hôm, chờ nhà bác học đi đến gần, kẻ ghen tị cất lời như sau:
- Trông từ xa tôi cứngỡ ông là con lừa. Nghe xong, nhà bác học đáp:
- Còn tôi thì ngược lại, trông từ xa tôi cứngỡ ông là con người.
Hàm ngôn ở đây quả là sâu sắc, kẻ ghen tị cố hạ bệ nhà bác học là "con lừa", nhưng đằng sau câu nói "trông từ xa tôi cứ ngỡ ông là con người" lại thâm thuý hơn rất nhiều.
d) Hàm ngôn dựa vào tiền đề phản thực
Tiền đề phản thực thể hiện ở những cấu trúc có từ "nếu". Những điều được coi là tiền đề trong những câu như vậy chẳng những không có thực mà còn đối lập với những điều có thực.
Chẳng anh, có anh chàng thề thốt với người yêu: Anh yêu em, dù trời mưa to gió lớn, đèo cao vực sâu anh cũng không quản ngại... Anh sẽ đến
Rõ ràng là cái vế sau không thể có thực. Bởi vì bao nhiêu lời "thề non hẹn biển" rốt cuộc chỉ là lời nói mà không ai đi "đánh thuế" người nói phét cả. Chỉ có một hành động cụ thể là đến thăm người yêu thì anh ta lại phải ra một điều kiện là "nếu trời không mưa".
Như vậy, "trời không mưa" và "mưa to gió lớn" là đối lập với nhau. Mâu thuẫn trong lời nói của anh ta đã chứng tỏ được tình cảm của anh ta như thế nào.
đ) Hàm ngôn dựa vào tiền đề kết cấu
Tiền đề kết cấu thường thể hiện dưới dạng câu hỏi, các thông tin đi kèm để hỏi được coi là có thật. Người nói có thể dùng cấu trúc như thế để coi thông tin ấy là tiền đề, do đó được người nghe chấp nhận là sự thật.
Chẳng hạn, muốn biết một cô gái nào đó có phải là con đầu không có thể hỏi: - Em là con đầu chắc vất vả lắm nhỉ?
Nếu cô ta trả lời: "Không, em không phải là con đầu!" thì cô gái đó đã phủ nhận cái tiền đề trong câu hỏi, coi như câu hỏi là không hợp lí. Nếu cô ta nói rằng: "Có gì đâu mà vất vả ạ!" thì cô gái đã thừa nhận cô ta là con đầu và người hỏi chỉ cần có thế.
Xét truyện cười sau:
Cô chủ và con sen đi đò. Con sen ăn trầu thế nào lỡ tay đánh rơi cái ống vôi bạc của cô chủ xuống sông. Sợ cô chủ mắng, nó mới lập mưu hỏi: - Thưa cô, cái gì mình biết nó ở đâu rồi thì có cho là mất được không ạ?
Cô chủ vô tình trả lời:
- Sao lại hỏi lẩn thẩn thế? Đã biết nó ở đâu rồi còn gọi mất thế nào được. Con sen nhanh nhẹn:
- Thế thì cái ống vôi của cô không mất. Con biết nó nằm dưới đáy sông, con vừa đánh rơi xuống đấy [18,184].
Con sen đã đưa ra một câu hỏi chứa đựng tiền đề kết cấu để đưa cô chủ vào cái bẫy của mình. Nó đã làm cô chủ lạc hướng về nội dung câu hỏi, rồi dựa vào câu trả lời của cô ta để đưa ra một kết luận thật bất ngờ,
một thông tin hoàn toàn khác làm cho cô chủ bị "hẫng". Đây chính là cách tạo bất ngờ bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt tài tình.