Đặc điểm của truyện cười

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 59 - 61)

6. Cấu trúc của luận văn

1.6.2. Đặc điểm của truyện cười

Như đã đề cập, văn bản có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng truyện cười thể hiện khá rõ những sự kiện mà luận văn nghiên cứu. Cho nên, chúng tôi dành sự quan tâm đặc biệt đến văn bản truyện cười.

Để tạo ra tiếng cười, mỗi dân tộc có một cách thức khác nhau do có sự chi phối bởi yếu tố văn hoá, tâm lí. Ngoài cái cười tự nhiên còn có cái cười mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong nhiều trường hợp, tiếng cười còn là một thứ vũ khí chống lại kẻ thù giai cấp, chống lại những cái tiêu cực đầy rẫy trong xã hội. Trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến truyện cười tiếng Việt.

Đối tượng trong các truyện cười hầu trước hết là đả kích vào những nhân vật trong giai cấp thống trị, từ vua quan đến những bọn cường hào ác bá... tức là những thế lực đàn áp, bóc lột nhân dân lao động. Nhân dân còn đưa ra cả những nhân vật như Diêm Vương (Diêm Vương thèm ăn thịt, Đi tu phải tội, Xin Đại Vương đình cho một đêm...) nhưng thật ra chính là đả kích các vị vua chúa, quan lại trên trần thế.

Người Việt Nam vốn "Tôn sư trọng đạo", rất trọng đạo đức nhưng chỉ coi trọng những người chân chính, có đạo đức. Còn những người đạo đức giả, đội lốt tu hành hoặc những người dốt nát mà lại đi loè người khác thì luôn luôn bị cực lực lên án. Do đó có thể giải thích được vì sao trong truyện cười những nhân vật như thầy đồ, thầy cúng, thầy lang, ông sư... lại trở thành một đối tượng đả kích, bởi họ chính là những thầy đồ dốt, thầy bói nói dựa, thầy lang băm và những ông sư "nam mô boong".

Một đối tượng nữa cũng thường bị đả kích, đó là các tính cách, các thói xấu như: lười biếng, hà tiện, tham ăn, hèn nhát. Đối tượng được khái quát hoá và bao gồm tất cả những thành phần có mang những tính cách, thói xấu ấy.

b) Biện pháp gây cười

Cuộc sống phong phú cho nên truyện cười cũng rất phong phú và vì thế các biện pháp gây cười cũng rất đa dạng. Có rất nhiều ý kiến về các biện pháp gây cười, các phương pháp gây cười trong truyện cười Việt.

Vũ Ngọc Khánh thì cho rằng có ba phương pháp gây cười, đó là: - Biến hoá ngôn ngữ để gây cười gồm: chơi chữ, nói lái, cả nói tục. - Cưỡng chế lôgíc để gây cười như gài bẫy, tạo bất ngờ hay đưa ra một câu chuyện phi lí để gây cười và đặc biệt là dùng lối nói phóng đại. - Tạo trò đùa và tạo mẫu nhân vật để gây cười

Tạo trò đùa là cách gây cười thường gặp nhất. Còn mẫu nhân vật cũng vậy. Ta bắt gặp đâu đó là những anh ngốc, những ăn tham, những

anh sợ vợ, những thầy đồ dốt... hay gặp đến nỗi khi nghe một câu chuyện khác về những người này, ta cứ ngỡ đã gặp họ ở đâu rồi.

Trương Chính, Phong Châu thì cho rằng có hai biện pháp chính để gây cười, đó là:

- Phóng đại, tức là phóng đại về sự việc, tâm lí, thói hư, tật xấu của nhân vật, hoặc khai thác những hiện tượng trái lẽ tự nhiên, làm cho mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức để gây cười.

Đó là những ông quan "thanh liêm" đến mức muốn dân đúc cả con trâu bạc đến hối lộ (Cứ bảo tuổi sửu có được không?), hay những anh hà tiện đến mức chết đuối vẫn còn tiếc tiền (Thà chết còn hơn).

- Tạo kịch tính: kịch tính của truyện được tạo nên do sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh. Cách tạo bất ngờ (vì trong một tình thế tưởng như bế tắc bỗng có sự thay đổi) đã làm cho ta phải bật cười. Cho nên, trong những truyện cười kiểu này không cần đến thắt nút, mở nút như trong các vở kịch mà vẫn đạt được mục đích.

Có thể nói rằng các biện pháp gây cười trong truyện cười là rất đa dạng và phong phú. Bởi vì mỗi một nguyên nhân khác nhau, mỗi một trường hợp khác nhau thì sẽ có bấy nhiêu biện pháp gây cười tương ứng. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, các biện pháp gây cười mà các nhà nghiên cứu văn học dân gian đề xuất đều xuất phát từ nội dung chỉ có giá trị tham khảo. Đứng từ địa hạt ngôn ngữ học, phải lược quy thành các phương thức được đánh dấu bằng cấu trúc ngôn ngữ. Đó chính là mục đích, đồng thời là nỗ lực mà luận văn cố gắng vươn tới.

Như đã giải trình, sở dĩ chúng tôi đề cập đến vấn đề này là vì trong hầu hết cứ liệu của chúng tôi dùng để miêu tả cho các phương thức tạo hàm ngôn là các truyện cười tiếngViệt.

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 59 - 61)