Dùng biện pháp buông lửng

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 73 - 74)

2. Phân loại và miêu tả

2.1.7. Dùng biện pháp buông lửng

Buông lửng dùng để biểu thị điều người nói không diễn đạt hết ý, các ý được buông lửng thường cùng loại và gần nghĩa với nhau. Hình thức buông lửng được sử dụng vào phương thức chơi chữ chủ yếu là buông lửng ở cuối câu.

Ví dụ: Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ cái tay lên nửa chừng:

- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi ở tù mà nếu không được thì... thì... thưa cụ... (Nam Cao- Chí Phèo)

ở chỗ buông lửng này tác giả không cần viết rõ thì người đọc cũng có thể hiểu được. Bởi ai cũng biết Chí Phèo là một thằng rất liều lĩnh, là một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ và hơn nữa hắn đang có một suy nghĩ hết sức "quái gở": "Bẩm cụ từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù,... bẩm quả đi ở tù sướng quá! Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng, về nước, một thước cắm dùi cũng không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù...". Vì thế trong chỗ buông lửng đang đề cập đến có ngầm ý là "con sẽ đâm chết dăm ba thằng". Và hơn ai hết, Bá Kiến sẽ hiểu trong số "dăm ba thằng" biết đâu sẽ có cả "cụ" trong đó nữa. Bởi người liều như hắn thì có còn việc gì mà không dám!

Xét ví dụ khác:

- Anh thương, anh yêu, anh quý...- Cô vợ trẻ bắt đầu lên tiếng. Anh chồng nhanh nhảu tiếp luôn:

- ... Đi xách nước, giặt quần áo, lau xe cho em! Phải không! [111,16]. Cái vế đầu mà cô vợ đưa ra thoạt nghe cứ ngỡ đó là là lời nói của một người vợ rất yêu thương chồng. Có lẽ chỉ có anh chồng với "kinh nghiệm sống" của mình mới hiểu ý của cô vợ để đưa ra vế thứ hai- một vế trái ngược hẳn với vế đầu.

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 73 - 74)