Dùng biện pháp đồng âm

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 65 - 69)

2. Phân loại và miêu tả

2.1.2. Dùng biện pháp đồng âm

Đồng âm là một hiện tượng phổ quát của mọi ngôn ngữ, nhưng trong mỗi ngôn ngữ hiện tượng đồng âm lại có những đặc điểm riêng. Trong tiếng Việt, xuất phát từ loại hình đơn tiết, hiện tượng đồng âm rất phổ biến. Với tư cách là một phương tiện của chơi chữ, từ ngữ đồng âm được sử dụng theo nhiều cách để tạo hàm ngôn trong văn bản. Do đó, có thể dùng

cách chơi chữ này để tạo ra những ngữ cảnh, trong đó mỗi từ sẽ cho phép ta hiểu theo kiểu nước đôi.

Ví dụ:

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn (Ca dao)

Rõ ràng là khi đọc hai câu thơ đầu, chúng ta đều hiểu dụng ý của bà lão là muốn biết việc lấy chồng ở vào cái tuổi của bà bây giờ có "lợi" gì không. Như vậy, "lợi" ở đây là "lợi ích". Thế nhưng khi nghe câu trả lời của thầy bói thì bà già (và có lẽ cả chúng ta nữa) đều bị bất ngờ. Nhờ sự đan xen của hai ngữ cảnh có tác dụng xác nhận nghĩa khác nhau mà một từ "lợi" có hai nghĩa khác nhau: "lợi" trong "lấy chồng lợi chăng" là lợi ích, còn "lợi" trong "lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn" là "bộ phận răng cắm vào". Như vậy, từ "lợi" này đã được hiểu nước đôi và ông thầy bói đã hàm ý nói với bà cụ rằng: bà già quá rồi (đến nỗi đã rụng hết cả răng) thì không nên lấy chồng làm gì nữa, sẽ chẳng có "lợi" chút nào đâu.

Hay:

Bạn vàng chơi với bạn vàng

Đừng chơi bạn vện, ra đàng cắn nhau.

Trong tiếng Việt có một cụm từ "bạn vàng", tức là bạn quý và thân. Nhưng khi xuất hiện từ "bạn vện" (chó vện), bạn vàng có thể hiểu là chó (lông) vàng. Như vậy, người đọc đang hiểu theo cách này thì bắt buộc lại phải hiểu theo cách khác.

Câu chuyện lí thú sau đây cũng đề cập đến vấn đề này.

Có hai ông thông gia ngồi ăn cơm với nhau. Ông bố vợ là chủ nhà có đãi ông sui món thịt luộc. Ông bố chồng thấy món thịt ngon nên cứ gắp hai miếng một lần. Ông kia bèn nói:

Ông bố chồng thủng thẳng:

- "Thái quá" thì phải "chấp" chứ sao!

Cả hai ông đều dùng hiện tượng đồng âm để diễn đạt cho cái ý tưởng của mình. Từ "chấp" có hai nghĩa: 1. để bụng những chuyện vặt, những chuyện nhỏ nhặt (cố chấp), 2. gộp những chung lại với nhau cho được nhiều, đây là biến âm của từ "chập". Và trong hoàn cảnh này thì ý của câu nói thuộc cái nghĩa 2. Thế nhưng ông sui đằng trai cũng mẫn tiệp không kém khi sử dụng một từ đồng âm khác (thái quá) cũng có hai nghĩa: 1. thái mỏng quá, 2. quá mức. Và như vậy thì câu trả lời của ông sui nhà trai có thể được hiểu theo hai nghĩa:

- Thịt thái mỏng qúa nên tôi phải chấp hai miếng lại mà gắp.

- Nếu con gái anh quá đáng (có những hành vi không chấp nhận được) thì tôi cũng không thể bỏ qua (phải chấp).

2.1.3 Dùng biện pháp đồng nghĩa và trái nghĩa

Trong một ngữ huống cụ thể, có khả năng xảy ra trường hợp một nét nghĩa nào đó của một từ được sử dụng trong mối quan hệ đồng nghĩa hay trái nghĩa dựa trên cấu trúc bề mặt, nhưng những nét nghĩa khác lại được hiểu ở tầng bên dưới. Hoặc giả trong một số trường hợp, nếu đột nhiên xuất hiện một mối quan hệ ngữ nghĩa không bình thường trên cấu trúc bề mặt thì con đường đồng nghĩa hoặc trái nghĩa thường đưa ta đến với nghĩa hàm ngôn.

Ví dụ: Một người nghe nói bạn mình bị bệnh nhãn khoa, bèn đến thăm. Vừa vào, thấy người bệnh hai mắt sưng húp vội kêu lên:

- Đã đau nhãn khoa lại còn bị bệnh mắt nữa à? Thật "hoạ vô đơn chí"

[111,31].

Tác giả sử dụng hiện tượng đồng nghĩa giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt để chế giễu anh chàng nọ không phân biệt được thế nào là "đau mắt", thế nào là "bệnh nhãn khoa" mà còn bày đặt nói chữ!

Sư phụ xơi vụng thịt cầy trong phòng. Chú tiểu trông thấy hỏi, sư phụ nói là đang ăn đậu phụ.

Vừa lúc ấy có tiếng chó sủa ngoài cổng chùa, sư phụ hỏi: " Cái gì ầm ĩ ở ngoài cổng thế?". Chú tiểu đáp: "Bạch cụ, đậu phụ làng cắn nhau với đậu phụ chùa đấy ạ!".

Sư phụ ăn vụng thịt cầy- Đó là sự vi phạm luật giới nhà Phật. Từ cái sai đó, sư phụ phạm tiếp một cái sai khác là nói dối. ễ# đây chó (cầy) đồng nghĩa văn cảnh với đậu phụ. Nghĩa hàm ngôn nằm ở cặp từ đồng nghĩa:

chó- đậu phụ, nhằm lật tẩy việc làm mờ ám và thói quen nói dối của sư phụ, đồng thời cho thấy sự thông minh của chú tiểu (lực lượng quần chúng) biết sử dụng "Gậy ông đập lưng ông".

Lại bàn đến hiện những trường hợp từ ngữ trái nghĩa. Ví dụ:

Trong tác phẩm "Sống mòn", Nam Cao viết: "Rồi y sẽ chết mà chưa làm được gì cả, chết mà chưa sống. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã".

ở đây chúng ta thấy có cặp từ trái nghĩa: sống- chết. Nhưng ngoài nghĩa hiển ngôn, chúng còn mang một ý nghĩa hàm ẩn: những con người sống vô ích, sống không có hoài bão thì coi như đã chết, chết về mặt tinh thần, mặc dù thể xác vẫn tồn tại. Từ chết ở câu thứ tư chính là sự đối lập với tên truyện "Sống mòn", là cặp ngữ đoạn trái nghĩa mang ý nghĩa hàm ẩn.

Trong hiện tượng trái nghĩa, có những trường hợp trái nghĩa lâm thời. Người ta lợi dụng hiện tượng này để tạo những lối nói hàm ngôn khá độc đáo.

Chẳng hạn, chúng ta đã từng nghe: "Miệng hùm gan sứa". Bình thường thì hùm và sứa, miệng và gan vốn không trái nghĩa với nhau. Nhưng đây là một thành ngữ, mà thành ngữ thì mang tính cố định, ở đây "hùm" - "sứa", "miệng"- "gan" có thể coi là trái nghĩa lâm thời. "Hùm"

trưng cho lời nói, cho cái bên ngoài, "gan" là ý chí, là cái bên trong. Như vậy, những ai bên ngoài nói mạnh, khoác lác thì thực chất bên trong lại không phải như thế, thậm chí còn khác hẳn cái thể hiện bên ngoài.

Xét truyện vui: Gan sứa

Chồng nghi vợ ngoại tình. Một bữa nọ, ông đi làm thình lình về sớm. Vừa về đến nhà là ông đâm bổ đi kiếm gã nhân tình.

Ngó xuống gầm giường: - Không có hắn ở đây. Nhìn vào tủ váy vợ:

- Không có hắn ở trong này.

Sau đó, ông mở tủ và nhìn thấy một gã khổng lồ, cao phải tới hai mét, bắp thịt cuồn cuộn. Đứng lặng người một lúc suy tính, ông đóng sầm cửa tủ lại lắp bắp: - Hắn cũng không có ở đây nốt (Anh Côi- 51)

Tiếng cười như bật ra khi chúng ta đọc đến phát ngôn cuối cùng của văn bản. Hoá ra anh chàng chỉ là: "Miệng hùm gan sứa", hùng hổ thế thôi nhưng lại là kẻ nhát gan.

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 65 - 69)