2. Phân loại và miêu tả
2.24. Phương thức tạo thông tin thừa
Theo nguyên tắc cộng tác hội thoại của H.P.Grire, khi giao tiếp muốn đạt được mục đích phải đảm bảo bốn phương châm: (1). Phương châm về lượng (đảm bảo thông tin đúng như đòi hỏi, không lớn hơn đòi hỏi),(2). Phương châm về chất (nói đúng sự thật và có bằng chứng xác thực),(3). Phương châm quan hệ (thông tin có liên quan, đúng chủ đề),(4).
Phương châm cách thức (thông tin ngắn gọn, trật tự, rõ ràng...)
Tuy nhiên, đôi lúc vì tôn trọng phương châm này mà người nói đành phải vi phạm phương châm khác. Đó là sự vi phạm không cố ý.
hiện một chiến thuật giao tiếp: người ta dùng công cụ ngôn ngữ để thể hiện điều mình nói, tức là hàm ý hoặc để tác động và cũng có thể để gây mơ hồ.
Chẳng hạn câu chuyện "Lợn cưới áo mới" là một ví dụ. Anh chàng có cái áo mới đứng hóng ở cửa để đợi có người đi qua khen làm cho chúng ta buồn cười. Nhưng ta còn buồn cười hơn khi anh ta trả lời một câu hỏi không liên quan gì đến quần áo bằng một thông tin hoàn toàn thừa: "Từ lúc mặc cái áo mới đến giờ tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả!". Qua đó lộ ra cái thói khoe khoang đến lố bịch của anh ta. Còn anh chàng mất lợn, đáng ra chỉ cần hỏi về màu sắc, kích cỡ ... của con lợn thôi là đủ, thì lại hỏi là "Anh có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?" để cốt khoe anh ta sắp lấy vợ. Nhưng "49 gặp 50", anh ta lại gặp người khoe khoang hơn cả mình.
Ta hãy xét một văn bản hội thoại khác:
Phóng viên: Xin chào anh Lại Văn Sâm. Bây giờ ở Việt Nam, nói đến Lại Văn Sâm là nói đến chương trình "SV 96". Hiện anh có rất nhiều công chúng ái mộ, đặc biệt là công chúng nữ. Xin hỏi nhỏ anh câu này: bà xã anh nghĩ sao về chuyện này?
Lại Văn Sâm: Câu hỏi của cô khiến tôi nhớ tuần trước một phóng viên ở báo Phụ nữ Tp. Hồ Chí Minh có gọi ra hỏi bà xã tôi. Khi biết nội dung hỏi về cái gì, tôi nghe bả trả lời:
- Quốc gia nào cũng có những điều bí mật của nó. Gia đình nào cũng có những vấn đề riêng tư của nó. Thôi, những gì cô muốn biết cứ coi như chuyện nội bộ của gia đình tôi.
Phóng viên: Thế cũng được. Xin chúc anh mạnh khoẻ và thành đạt!
Trong văn bản này, ta thấy cả phóng viên lẫn Lại Văn Sâm đều sử dụng thông tin thừa để tạo hàm ngôn. ở phát ngôn của phóng viên, các thông tin thừa có tác dụng nâng cao vị thế giao tiếp của Lại Văn Sâm nhằm "moi" thông tin. Còn đối với Lại văn Sâm, thông tin thừa là để cảnh báo, đó là quan
hệ riêng tư, mà đã là quan hệ riêng tư thì không nên chĩa mũi vào. Chính cái barière (ba-ri-e) này đã giúp Lại văn Sâm chối từ câu trả lời một cách an toàn nhất.