Phương thức lập luận

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 115 - 117)

2. Phân loại và miêu tả

2.18. Phương thức lập luận

"Lập luận là xác định một quan hệ nhân quả hợp lí giữa những sự kiện- chứng cứ được đưa ra trong nội bộ phát ngôn hoặc giữa phát ngôn và phát ngôn hoặc giữa những đoạn văn/ đoạn ngôn với cái ý tưởng cần diễn đạt hoặc cần chứng minh" [60,398].

Cũng theo tác giả Hồ Lê thì có hai kiểu lập luận:

Lập luận nêu ra được tất cả những nguyên nhân và chứng cứ cần và đủ để dẫn tới hệ quả hay kết luận khẳng định hoặc cần chứng minh gọi là lập luận đúng. Còn lập luận mà giữa những nguyên nhân/ chứng cứ được nêu ra và hệ quả/ kết luận cần khẳng định, chứng minh không có mối quan hệ hợp lí nào hoặc có những chỗ không có quan hệ hợp lí là hoàn toàn không biết lập luận hoặc lập luận sai.

Người ta dùng lập luận để thuyết phục, từ chối , bác bỏ...và cho rất nhiều mục đích khác. Và tuỳ theo cách tổ chức văn bản, lập luận cũng có khả năng tạo ra hàm ngôn.

Ví dụ: Có một anh nọ đi ăn giỗ về, đem về một nắm xôi cho con. Trên đường đi anh ta thèm quá. Anh ta nghĩ bụng:

Vợ mình là con người ta Con mình do vợ sinh ra

Suy đi tính lại chẳng bà con chi Ăn đi chứ để làm gì

Thế là anh ta bèn ăn nắm xôi đó.

Anh chàng nọ đã đưa ra chứng cứ có phần đúng nhưng chưa phải đã là đầy đủ để dẫn tới kết luận là "chẳng bà con chi". Trong ngôn ngữ học gọi đây là lập luận chưa đủ sức thuyết phục. Thế nhưng, vấn đề là không phải rằng anh ta không biết cách lập luận, anh ta vẫn biết còn

toàn khác. Vậy thì vì sao anh ta lại cố tình bỏ qua một chứng cứ quan trọng nhất trong chuỗi lập luận? Chắc không cần nói thì ai cũng hiểu.

Như vậy, lập luận là xác định mối quan hệ hợp lí giữa "nguyên nhân/ chứng cứ" với "hệ quả/ kết luận" được khẳng định trong lời. Những nguyên nhân/ chứng cứ" ấy phải đạt tiêu chuẩn "cần yếu và đầy đủ", chứ không thể là những nguyên nhân/ chứng cứ có tính chất ngoài lề, không cần yếu, hoặc là thừa những nguyên nhân/ chứng cứ này nhưng lại thiếu những nguyên nhân/ chứng cứ khác để rồi sẽ tạo ra những kiểu lập luận sai, rườm hoặc thiếu sức chứng minh. Người ta đã dựa vào các điểm này để tạo ra các hàm ngôn.

Ví dụ: Một ông lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có một ông lão đột ngột lại hỏi:

- Lão nghe thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi được mấy đám rồi?

Ông lang quả quyết:

- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi là khỏi hết. Ông lão cau mặt đáp:

- Thầy quên rồi à? Thầy bảo thằng cháu nhà tôi uống thuốc của thầy một năm thì khỏi, sao nó mới uống được ba tháng đã chết?

Ông lang xua tay nói:

- Rõ ràng tại cậu nhà không chịu nghe lời tôi. Tôi bảo uống thuốc một năm, sao mới ba tháng đã vội chết? Cứ uống thuốc đủ năm xem có khỏi không nào? [18,141].

Để bào chữa cho việc làm chết người của mình, thầy lang đã dùng một lập luận thiếu sức thuyết phục, hay nói đúng hơn đó là một lập luận sai. Bởi vì nếu như cậu bé đó mới uống thuốc được ba tháng mà không tiếp tục uống nữa nên bị chết thì đó là điều hiển nhiên. Nhưng cậu bé vẫn đang uống thuốc của thầy đều đặn mà mới được ba tháng đã chết. Vậy mà thầy

chỉ có thầy dốt nên mới bốc thuốc sai cho người ta mà thôi. Điều đó chứng tỏ rằng thầy vừa dốt lại vừa "gàn dở".

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)