Người nói không nhận trách nhiệm về lời nói của mình

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 48 - 49)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Người nói không nhận trách nhiệm về lời nói của mình

"Một nhân tố tâm lí đưa đến việc sử dụng hàm ngôn là người ta không bao giờ muốn mang tiếng là nói xấu, gièm pha hay vu khống người khác. Sử dụng hàm ngôn, dù là một cách có thiện ý hay có ác ý, người nói bao giờ cũng có thể phủ nhận cái ẩn ý chứa đựng trong câu đã nói ra, khi có ai trách cứ" [44,518].

Như vậy, với lối nói hàm ngôn, người nói không những nói được nhiều hơn những gì thể hiện tường minh trong phát ngôn mà khi người nghe phản ứng lại thì người nói hoàn toàn có thể bác bỏ rằng mình không nói như thế mà là do người nghe đã hiểu như vậy. Có lẽ vì thế mà O. Ducrot viết: "Nói một cái gì đó mà không vì thế mà nhận trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là có thể vừa có được hiệu lực của nói năng, vừa có được sự vô can của im lặng".

Ví dụ: Khi sắp nhượng bộ trước sự lả lơi của một gã Sở Khanh, người thiếu phụ nói:

- Người quân tử không bao giờ làm như vậy.

Nhưng chỉ một tuần sau cả thị trấn biết chuyện. Người thiếu phụ trách: - Sao anh đã nói thế mà lại nuốt lời?

- Tôi nói người quân tử không bao giờ làm như vậy nhưng tôi không bao giờ nói tôi là người quân tử [37,143].

Như vậy, gã Sở Khanh đã khai thác chức năng này của hàm ngôn để không chịu trách nhiệm về những gì mình đã nói. Vì thế người phụ nữ đã tự suy ra "Người nói câu đó phải là người quân tử". Tuy nhiên, câu chuyện còn mang một hàm ý khác, đó là gã Sở Khanh đã tự nhận "Tôi không phải là người quân tử" và điều đó đã thể hiện rõ qua những gì hắn đã làm.

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 48 - 49)