2. Phân loại và miêu tả
2.14. Phương thức sử dụng ngôn ngữ không tương thích với ngữ cảnh
Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là một tập thể bao gồm những hợp phần như nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài diễn ngôn (có liên quan đến hiện thực khách quan, điều kiện cụ thể mà nhân vật giao tiếp đưa ra phát ngôn). Một phát ngôn gắn với ngữ cảnh sẽ trở nên hàm súc, đa nghĩa.
"Một cấu trúc ngôn ngữ, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà có thể biểu hiện những hành vi khác nhau"
Ví dụ: Câu "ở gần nhà tôi có hai cậu sinh viên" khi đặt vào bao nhiêu ngữ cảnh khác nhau thì có bấy nhiêu ý nghĩ hàm ẩn tương ứng.
- Tôi muốn tìm gia sư đến nhà kèm cho cậu con trai mà tìm chưa được.
- ở gần nhà tôi có hai cậu sinh viên.
- Hôm qua, quán bà Ba xảy ra một vụ ẩu đả giữa một nhóm sinh viên. Tuy chúng đã chạy thoát nhưng bà ấy vẫn có thể nhận mặt được. - Thế à? ở gần nhà tôi có hai cậu sinh viên.
Nguyễn Trí cũng có nhận định tương tự: "Cùng một câu nói, tuỳ hoàn cảnh khác nhau mà có thể hiểu khác nhau". Ông lấy ví dụ như sau:
"Tên đồn trưởng xộc vô. Nó ngó quanh quất, ngó tôi và ba tôi, đoạn vẫy súng nói:
- Ê, ông là chủ nhà hả? Ông biết tôi tới đây có chuyện gì không? Ba tôi từ trên ván bước xuống đất:
- Được, chuyện chi cũng được. Nhưng mấy người đình đãi cho một chút... Tên đồn trưởng nghe nói, tưởng đâu ba tôi ngán rồi, nên nó đắc chí ngó mấy tên lính, nháy mắt. Đoạn nó ngồi lên ván, tréo ngoảy chân, đốt thuốc thơm hút: - Được, ông già lo cụ bị đồ đạc đi, có ghe chớ?
Nhưng ba tôi không đi cụ bị đồ đạc cũng không đi lấy ghe. Ba tôi mở tủ lấy cái áo dài bằng xuyến đen ra. Đây là chiếc áo ba tôi chỉ bận khi có giỗ kị! (Theo Hòn Đất- Anh Đức)
Trong đoạn văn trên, câu nói của ông Tám "nhưng mấy người đình đãi cho một chút..." có chứa hàm ngôn. Ông Tám ngụ ý rằng "Mấy ông thư thư để tôi cúng tổ tiên rồi sẽ quay ra quyết một trận sống mái với các ông". Do đó, ông đi lấy chiếc áo xuyến để mặc, ra bàn thờ thắp hương, khấn vái tổ tiên. Sau đó quay lại cầm chiếc mác, nói rành rọt ý của mình "một tấc không đi, một li không rời", không vào ấp chiến lược. Còn tên Đởm lại hiểu hàm ngôn theo hướng khác. Hắn nghĩ "Ông Tám muốn có thời gian chuẩn bị đồ đạc để dọn vào ấp chiến lược" nên đắc chí ngồi hút thuốc chờ như đã thấy.
Như vậy một câu nói có thể có nhiều hàm ngôn, điều đó làm cho sự giao tiếp trở nên sinh động. Tuy nhiên, khi sử dụng ngôn ngữ không tương thích với ngữ cảnh sẽ đưa lại kết quả khác hẳn với mong đợi ban đầu, thậm chí là đối lập.
Nên nói khi nào
Trong bữa ăn, chợt bé lên tiếng: - Ông ơi...
Người ông có vẻ không bằng lòng:
- Trong bữa ăn, không nên nói chuyện, mất vệ sinh. Ăn xong hãy nói. Xong bữa ăn, ông vui vẻ xoa đầu bé:
- Nào bây giờ cháu hãy nói đi! Bé buồn rầu:
- Lúc nãy có con ruồi ở trong bát của ông. Bây giờ thì ông ăn mất rồi còn nói làm gì nữa!
- !!! [111,33].
Văn bản hội thoại này cũng chứa hàm ngôn. Nhưng xét về mặt tổ chức văn bản thật khó lòng xác định tiêu điểm. Cái hàm ngôn mà ta suy
sinh. Nhưng nguyên tắc thì cũng phải thật uyển chuyển, không nên quá cứng nhắc. Nếu người ông thật bình tâm để cho đứa cháu nói hết lời, thì có lẽ "số phận" của con ruồi sẽ khác đi!