Phương thức nói có vần điệu

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 82 - 83)

2. Phân loại và miêu tả

2.4. Phương thức nói có vần điệu

Nói vần là một hiện tượng phổ biến trong sinh hoạt đời thường của nhân dân lao động. Lối nói vần làm cho người nghe dễ hiểu đồng thời còn thể hiện được trình độ hiểu biết, ứng xử của người nói. Cần thấy, không phải tất cả các cách nói có vần điệu đều tạo ra hàm ngôn, nhưng theo để ý của chúng tôi, cách nói này thường tiềm ẩn một cách suy ý nào đó.

Ví dụ: Ba thầy tụng và cái rìu

Có ba thầy tụng đang trên đường đi tụng cầu siêu cho một gia đình nọ thì bắt gặp cái rìu thợ mộc ai bỏ quên bên đường. Động lòng trắc ẩn, ba thầy tụng đọc ba câu kinh cứu khổ cứu nạn.

Thầy đi trước đọc: Nam mô a di đà Phật Ai đi lật đật, tắc tật bỏ quên. Thầy thứ hai đọc tiếp: Nam mô thập bát kim cang

Truyện làm ta phì cười ở chỗ ba thầy tụng "động lòng trắc ẩn" đọc kinh để "cứu khổ cứu nạn". Nhưng cứ sau mỗi câu kinh của nhà chùa thì lại có một câu rất vần xuất hiện phía sau. Mà nội dung của những câu này lại đối chọi với những câu kinh của nhà Phật. Điều đó chứng tỏ cái tính tham lam của các thầy và phê phán các thầy không xứng đáng là những nhà tu hành chân chính. Câu chuyện "Tác động của khuôn vần " cũng là một ví dụ như thế.

Có anh chàng lần đầu tiên rủ được bạn gái đi chơi, liền đến hỏi "cố vấn tình yêu":

- Này, lần đầu tiên đi chơi, cậu làm thế nào để hôn được nàng?

- Có gì đâu, mày cứ nhìn lên trời và đọc một câu thật vần vè vào: "Em ơi! Trăng đêm nay sáng quá, anh hôn em vào má..."

Đến lúc đi chơi, được ngồi cạnh nàng, quá hồi hộp, anh ta đọc: "Em ơi! Trăng đêm nay cao tít, anh hôn em vào..." thì buộc phải dừng lại.

[111,10].

Chắc chẳng cần nói thì ai cũng biết là con người chỉ có một bộ phận có vần "ít", nhưng thật đáng tiếc vì chỗ đó không phải là nơi để đặt "nụ hôn tình yêu" vào được. Cho nên, nói có vần có điệu mà không đúng nơi, đúng chỗ thì thật là tai hại.

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)