Phương thức lịch sự không đúng chỗ

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 84 - 86)

2. Phân loại và miêu tả

2.6. Phương thức lịch sự không đúng chỗ

Lịch sự là một trong những thuộc tính của diễn ngôn, được sử dụng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ bởi nó là một nhu cầu của xã hội, nhất là trong xã hội văn minh. Nguyên tắc lịch sự đang là một vấn đề rất được ngữ dụng học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, phải tuỳ tình huống giao tiếp, tuỳ nội dung diễn đạt mà sử dụng phép lịch sự chứ không được áp dụng một cách máy móc. Nếu không chúng sẽ trở thành một phương thức gây cười. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ.

Xét mẩu truyện sau: Có một anh nói rằng: thường thì những người nào mà bị khuyết một chức năng nào đó thì các chức năng khác lại rất phát triển. Chẳng hạn như, một người bị mù thì tai của anh ta lại rất thính, nghe tiếng bước chân cũng có thể đoán được người quen hay người lạ. Một anh

Thoạt nghe, ta có thể nghĩ rằng anh nọ đang sử dụng phương châm tán đồng trong nguyên tắc lịch sự, tức là "giảm tối thiểu sự bất đồng, tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người". Vì thế nên anh ta mới lấy ví dụ chứng minh rằng anh kia đúng.

Tuy nhiên, mức độ lịch sự còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nữa, nên chúng ta chưa thể đánh giá được dụng ý của anh nọ. Câu nói của anh ta có hai khả năng:

- Anh ta sử dụng phương châm tán đồng nhưng do dốt nên anh ta mới "phán" một câu ngớ ngẩn như vậy.

- Anh ta đang phản bác lại câu nói của anh kia: ý của anh ta là anh kia nói không đúng, không phải tất cả đều như vậy.

Rõ ràng trong trường hợp này, ta phải xét đến vị thế, quan hệ giữa hai người với nhau, xem thử họ là hai người bạn thân thiết hay là hai người luôn ganh ghét nhau thì mới xác định được hàm ý của câu nói trên.

Mặt khác, phép lịch sự còn liên quan đến hiệu quả tích cực hay tiêu cực xảy ra đối với người chịu tác động của một hành vi ngôn ngữ. Chẳng hạn vợ bảo chồng: "Anh đi lau nhà đi!" thì được coi là mất lịch sự nhưng nếu bảo "Anh mặc áo ấm vào đi " thì lại được coi là lịch sự.

Đây là vấn đề vô cùng tế nhị và phức tạp trong giao tiếp. Câu chuyện vui Nói đúng quân lệnh là một ví dụ.

Một sĩ quan trẻ đang ở trạm tự tự động để gọi điện, nhưng lại không có tiền lẻ. Đang loay hoay không biết làm gì thì bỗng thấy một người lính già đi đến, anh ta liền chặn lại:

- Anh có tiền lẻ để đổi 10 đồng không? Người lính già vui vẻ thọc tay vào túi áo: - Tôi xem có thể giúp được cho ông không!

- Anh không biết nói chuyện với sĩ quan à?- Viên sĩ quan trẻ nổi cáu- Bây giờ chúng ta nói lại: Anh có tiền lẻ để đổi 10 đồng không?

Theo các nhà ngữ dụng học thì trong giao tiếp nên tránh áp đặt ý muốn của mình cho người đối thoại và tránh làm mất thể diện của người đối thoại. Do đó nên hạn chế đưa ra những khẳng định có tính trực tiếp đánh giá người đối thoại. Bởi vì đánh giá thấp thì mất lòng mà đánh giá cao quá thì cũng là xúc phạm người đối thoại, vì cho rằng người đối thoại là thích xu nịnh, khờ khạo hoặc không biết gì.

Thối quá, thối thật

Hai anh đại nịnh ngồi hầu chuyện cụ lớn. Bất thần cụ đánh một cái trung tiện. Một anh giả vờ lắng tai nghe, rồi nói:

- Y hi! Quản huyền chi âm! (Ôi! Nghe như tiếng đàn sáo). Một anh nghếch mũi lên ngửi, rồi nói:

- Phảng phất ngọc lan chi vị (Thoang thoảng như mùi hoa ngọc lan). Cụ có ý buồn, bảo:

- Ta nghe nói trung tiện là uế khí, nó ra ngoài, mùi nó thối mới phải, chứ nó thơm thì ta e rằng không thọ được bao lâu nữa!

Một anh nghe nói vậy, vội đưa tay lên như hắt hơi, hít đi hít lại rồi bẩm: - Bẩm, bây giờ đã có mùi thối ạ!

Anh kia cũng vờ khịt luôn hai ba cái, nói tiếp: - Bẩm, bây giờ thì thối thật, thối quá! [18,159].

Cách tổ chức văn bản này cho thấy, trong giao tiếp, vì phép lịch sự người ta thường nói tránh đi, không gọi đúng tên sự vật, hoặc đề cao theo

phương châm tán thưởng. Nhưng tán thưởng theo kiểu này là lố bịch, càng lố bịch hơn khi trong chốc lát lại thay đổi nội dung một cách chóng vánh.

Một phần của tài liệu phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười Tiếng Việt (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)