Sơ lược qua hoạt động của nhóm tổ chức tài chính khu vực chính

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 38)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

2.1.1. Sơ lược qua hoạt động của nhóm tổ chức tài chính khu vực chính

Khu vực chính thức bao gồm các tổ chức tín dụng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và luật hợp tác xã, tiêu biểu là NHCSXH, NHNN&PTNT,

6 TC/50% KH của TCTCVM 6 TC/50% KH của TCTCVM Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô KV Chính thức KV Chính thức KV Phi chính thức KV Phi chính thức KV Bán chính thức KV Bán chính thức NHTMNN NHTMNN NHCSXH NHCSXH CTDVTKBĐ CTDVTKBĐ QTDNDTW QTDNDTW QTDND QTDND 44TC/quy mô hạn chế 44TC/quy mô hạn chế

Người cho vay

Người cho vay

Họ hàng và bạn bè Họ hàng và bạn bè Họ/phường Họ/phường Nhà giao dịch nhỏ Cửa hàng cầm đồ Nhà cung cấp đầu vào Đại lý Marketing

QTDND, Công ty tiết kiệm bưu điện (vừa được NH TMCP Liên Việt mua lại cuối năm 2010) và quỹ TYM là TCTCVM bán chính thức đầu tiên được NHNN cấp phép.

Sơ đồ 2.3. Thông tin về các tổ chức hoạt động TCVM chính thức dẫn đầu tại thị trường Việt Nam đến 2010

Nguồn: ADB, 2010 [42] 2.1.1.1. Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày mồng 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ Tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Hiện nay, NHCSXH có 63 chi nhánh và sở giao dịch với 612 phòng giao dịch và hơn 8000 điểm giao dịchphòng giao dịch 592trên 63 tỉnh thành.

25 chi nhánh

25 chi nhánh

Tổ chức dẫn đầu hoạt động TCVM

NHCSXH

NHCSXH QTDTW&QTDNDCSQTDTW&QTDNDCS NHNN&PTNTNHNN&PTNT

63 chi nhánh 63 chi nhánh 200.000 tổ TK & VV 200.000 tổ TK & VV 11.000 xã 11.000 xã 7.000.000 người vay (3,8 triệu hộ nghèo) 7.000.000 người vay (3,8 triệu hộ nghèo) 1.042 QTDNDCS 1.042 QTDNDCS 3.000.000 người vay vi mô, 5.000.000 người tiết kiệm vi mô

3.000.000 người vay vi mô, 5.000.000 người tiết kiệm vi mô

2.300 phòng giao dịch 2.300 phòng giao dịch 64 chi nhánh 64 chi nhánh 1.700.000 thành viên/người gửi tiền/người vay 1.700.000 thành viên/người gửi tiền/người vay 1.000 xã 1.000 xã

Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của NHCSXH đã tăng lên sau nhiều năm thành lập. Nguồn ngân sách cấp giảm dần, các nguồn huy động tài trợ (trong và ngoài nước) và nguồn vốn đi vay đã tăng lên.

Bảng 2.1. Cơ cấu vốn của Ngân hàng chính sách xã hội

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2010 2009 2008 2007 2006

Tổng nguồn vốn 4.732 4.026 3.143 2.251 1.262 Tiền gửi 1.588 217 56 124 105

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHCSXH năm 2006-2010

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn của NHCSXH

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHCSXH năm 2006-2010

Tuy nhiên NH chưa chú trọng đến việc tiếp cận nguồn vốn huy động và nguồn vốn thương mại mà chỉ đơn thuần chỉ giải ngân cho các đối tượng thuộc diện chính sách. Các nguồn vốn huy động khác về bản chất vẫn là vốn bao cấp với lãi suất thấp còn vốn vay thương mại với lãi suất thị trường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, hầu như không đáng kể. Khối lượng khoản vay bình quân đã tăng từ 10 triệu lên đến 30 triệu đồng [22] . Với mức vay lớn như vậy mà trả nợ vào cuối kỳ sẽ làm cho người nghèo “ngủ quên” với món nợ và khó trả nợ một lần khi có thiên tai, rủi ro xảy ra. Lãi suất cho vay của NHCSXH thấp

hơn rất nhiều so với các tổ chức tín dụng khác.

Bảng 2.2. Lãi suất cho vay của NHCSXH tại thời điểm 12/2010

Tiêu chí (%/tháng)Lãi suất

Hộ nghèo 0.65

Sinh viên 0.65

Giải quyết việc làm 0.65

Xuất khẩu lao đông 0.65

Cho vay nước sạch , vệ sinh môi trường 0.90

Hộ nghèo làm nhà ở 0.25

Sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 0.90

Cho vay thương nhân sản xuất thương mại tại vùng khó khăn 0.90

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 0.90

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Với mức lãi suất bao cấp như vậy, NHCSXH khó có thể đạt được vị thế bền vững về tài chính, tạo gánh nặng cho ngân sách, đồng thời gây sự bất bình đẳng cho các TCTCVM và các tổ chức phi chính phủ.

2.1.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN&PTNT) được thành lập năm 1988 là tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Từ ngày 15/10/1996, Ngân hàng được đổi tên là NHNN&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/10/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Hiện tại, NHNN&PTNT Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn, là DNNN hạng đặc biệt và là một trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước của Việt Nam.

NHNN&PTNT là ngân hàng có số khách hàng lớn nhất Việt Nam; đến 31/12/2010, NHNN&PTNT có quan hệ với trên 30.000 doanh nghiệp và trên 10 triệu cá nhân và hộ gia đình trong đó có trên 3 triệu KH vay vi mô và 5 triệu KH gửi tiết kiệm vi mô trải rộng tại 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch

ở tất cả các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, liên xã trong nước. Hiện nay, NHNN&PTNT chủ yếu làm đại lý cho NHCSXH, người ta nhắc đến ngân hàng này với tư cách là tổ chức tài chính nông thôn nhiều hơn là một tổ chức tài chính chú trọng phục vụ người nghèo. [7]

2.1.1.3.Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hướng đến nhu cầu khách hàng nhất tại Việt Nam được thành lập từ năm 1993 dựa trên mô hình của hệ thống Caisse Popularie của tỉnh Quebec, Canada. Mô hình này được Hiệp hội các hợp tác xã tín dụng (DID) đưa vào Việt Nam và sau đó được NHNN áp dụng vào hoạt động tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. Quỹ tín dụng Trung ương (QTDTW) được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã và Luật các TCTD, chịu sự giám sát của NHNN theo quy định của Luật NH. Tính đến năm 2010 có tổng cộng 1.042 tổng cộng hơn 1000QTDND hoạt động trên 10% xã phường và phục vụ khoảng 1,7 triệu thành viên trong đó khoảng 50% là hộ nghèo [26]. Quỹ đóng một vai trò tích cực trong việc cung cấp nguồn tín dụng cho khu vực nông thôn. So với 2 NH trên thì QTDND gần với người vay hơn, chú trọng đến nguyên tắc tiết kiệm đi kèm với tín dụng. Mặc dù các quỹ này đã hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thì cũng không được phép mở rộng phạm vi ra khỏi xã nơi mà các quỹ này đăng ký. Điều này đã cản trở sự phát triển của các quỹ.

2.1.2. Khu vực tài chính bán chính thức

Khu vực tài chính bán chính thức bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ TCVM thông qua các chương trình tiết kiệm, tín dụng của các tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng. Chẳng hạn như: HLHPN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên…Thông thường các chương trình này đều có sự hỗ trợ của các NGO hoặc các nhà tài trợ song phương. Khu vực này bao gồm cả các chương trình cho vay do một số cơ quan chính phủ đứng ra chủ trì như Bộ Lao động

thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Năm 1987, Hội nghị quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương về vấn đề “Việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội được coi là điểm xuất phát cho các chương trình TCVM khu vực bán chính thức mà chủ yếu là triển khai các sản phẩm tín dụng và tiết kiệm cho phụ nữ.

Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Điển (viết tắt là SIDA) chính là tổ chức quốc tế đầu tiên tài trợ cho một dự án tín dụng vào năm 1989 cho phụ nữ 7 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam thông qua Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ở các cấp.

Với sự trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA) đã phối hợp với các nhóm phụ nữ tiết kiệm ở 2 tỉnh Cần Thơ và tỉnh Hà Sơn Bình cũ (nay là Hà Nội và Hòa Bình) trong các năm 1990-1993 và sau đó mở rộng ra 18 tỉnh trong cả nước.

Vào năm 1992 với sự tài trợ của Quỹ phát triển cộng đồng của Nhật Bản (JSDP), Trung tâm phát triển Châu Á Thái Bình Dương (APDC-1993), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã quyết định thành lập Quỹ Tình thương (TYM) dành riêng cho phụ nữ nghèo phát triển sản xuất và gia tăng thu nhập đồng thời tuyên truyền, nâng cao năng lực về mọi mặt cho phụ nữ và Quỹ CEP hỗ trợ vốn cho các đối tượng công nhân viên chức nghèo và dân nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của hoạt động TCVM ở Việt Nam. Tiến sĩ Getubic (là tổng thư ký APDC lúc đó) đã khích lệ áp dụng mô hình GB 100% tại Việt Nam.

GS. TS Muhammed Yunus đã đến với thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5-2003 và tháng 6-2005) và có những gợi ý quan trọng về vai trò chính phủ và luật pháp với hoạt động tài chính vi mô. Chỉ tính riêng ba tổ chức chính

thức áp dụng mô hình GB là Quỹ Tình thương, Quỹ CEP, Mạng lưới tài chính vi mô M7 đã có địa bàn hoạt động rộng khắp và đều có triển vọng trở thành tổ chức tài chính vi mô theo hướng qui định của Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ [14].

Đến nay khu vực TCVM ở Việt Nam đã có một bước tiến tương đối dài cả về mặt thời gian lẫn nội dung hoạt động. Có hơn 70 TCTCVM khu vực bán chính thức đã và đang hoạt động ở Việt Nam. Năm 2005, Chính phủ ban hành nghị định 28 và 165 nhằm mục đích phát triển TCVM cả chiều rộng và chiều sâu bằng cách cho phép các tổ chức phi Chính phủ gia nhập và thành lập các TCTCVM chính thức hoặc chuyển đổi các TCTCVM bán chính thức đang hoạt động. Tính đến tháng 5/2010 có 5 tổ chức bán chính thức đăng ký xin cấp phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ (TCTCQMN) lên NHNN [20]. Tuy vậy, các nghị định và việc thực thi các nghị định này còn hạn chế, giới hạn về loại hình tổ chức và số lượng, các nhà đầu tư có thể thành lập các TCTCVM chính thức. Cuối năm 2009, mặc dù các NGO đã tồn tại từ lâu, chỉ có 03 tổ chức có trên 40.000 KH và 03 tổ chức khác có từ 20.000 đến 40.000 KH. 06 tổ chức hoạt động hiệu quả này chiếm khoảng 50% tổng số KH của tất cả các NGO bán chính thức, tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vực tài chính nông thôn.

2.1.3. Khu vực tài chính không chính thức

Khu vực này bao gồm các mối quan hệ vay mượn mang tính cá nhân giữa bạn bè, họ hàng, vay nặng lãi… Chủ nợ thường là những người có tiền và cho vay nặng lãi. Đặc trưng của hình thức cho vay này là nhanh chóng, đơn giản và dễ tiếp cận. Còn đối tượng vay thường rơi vào các trường hợp khẩn cấp, bế tắc về tài chính. Việc phân tích, đánh giá hoạt động của khu vực không chính thức này đòi hỏi một nghiên cứu sâu hơn và chưa được đề cập trong luận văn này.

2.2.1. Môi trường kinh tế - xã hội

Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh trên thế giới và xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo. (Tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng trưởng năm 2010 6,78%/năm so với năm 2009, mức cao nhất trong vòng 3 năm). Nhân tố chính trong tốc độ tăng trưởng ấn tượng này là việc hiện đại hóa nhanh chóng nền kinh tế nông nghiệp. Công nghiệp và xây dựng chiếm 7,7% GDP, nông nghiệp đóng góp 2,78% năm 2010 tăng 0,96 so với năm 2009. Dù sản xuất nông nghiệp vẫn đang tăng trưởng song tỷ trọng của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. Thành tích của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo ấn tượng và dự kiến đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015 nếu những tiến bộ vẫn tiếp tục với tốc độ như đã đạt được trong những năm qua.

2.2.2. Môi trường pháp lý và chính sách về tài chính vi mô ở Việt Nam

2.2.2.1. Chính sách tài chính vi mô

Chưa có bất kỳ một chiến lược quốc gia nào về phát triển TCVM ở Việt Nam. Các nguyên tắc cơ bản cho một ngành TCVM hoạt động có hiệu quả với nền móng vững chắc cũng không được áp dụng rộng rãi trong quá trình hoạch định chính sách. Tuy nhiên theo một số chỉ số hiện nay NHNN đang thảo luận về một dự án, trong đó cơ cấu phần xây dựng chiến lược phát triển hệ thống TCVM quốc gia trong tương lai. Mặc dù vậy TCVM vẫn được đa số đánh giá như là một công cụ xã hội để chống lại đói nghèo và vì thế không nằm trong các hoạt động thông thường của hệ thống tài chính. Cách tiếp cận này được phản ánh tại hầu hết các chính sách của chính phủ về xóa đói giảm nghèo, cụ thể là 3 nội dung sau:

nước hoàn toàn làm hạn chế khả năng quy định mức lãi suất có thể bù đắp chi phí tại các TCTCVM.

− Các khoản cho vay từ nguồn hỗ trợ của chính phủ cho NHCSXH, là ngân hàng thực hiện cho vay chính sách ở mức lãi suất thấp và không dựa trên cơ sở bền vững tài chính, không phải chịu đánh thuế và được chính phủ bảo đảm, phạm vi tiếp cận rộng nhưng không dựa trên cơ sở thị trường dẫn đến sự biến dạng nguyên tắc tài chính trong toàn bộ hệ thống tài chính cũng như ảnh hưởng đến tình hình TCVM dựa trên cơ sở tính bền vững. Giả định cho rằng người nghèo không có khả năng vay vốn theo lãi suất thị trường đã được chứng minh là sai lầm ở bất kỳ đâu trên thế giới. Việc tiếp cận lâu dài các dịch vụ tài chính ổn định là những dịch vụ được cung cấp với độ tin cậy cao, được cho là quan trọng hơn các khoản vay với lãi suất thấp do các tổ chức tài chính hoạt động không dựa trên cơ sở bền vững tài chính cung cấp. Bởi vậy không có lý do gì Việt Nam lại nên làm khác đi.

− Đến nay, cơ sở pháp lý cho cung cấp dịch vụ TCVM ở Việt Nam chính là quan hệ hội viên với các tổ chức chính trị xã hội, UBND địa phương hay một cơ quan tương tự được ủy quyền cung ứng các dịch vụ tài chính. Các tổ chức chính trị xã hội với các chương trình xã hội rộng lớn được chuẩn bị tương đối tốt trong việc hỗ trợ huy động vốn từ các hội viên nghèo nhất song thiếu lý do để bảo vệ phương pháp tiếp cận mang nặng tính thương mại hơn đối với lĩnh vực TCVM, bất luận những lợi ích to lớn các TCTCVM đã cung cấp như tài trợ cho dự án, tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho các hội viên.

Việc thiếu vắng một môi trường chính sách mang tính chặt chẽ và một hệ thống TCVM hoạt động theo hướng thương mại hóa phản ánh nhận thức rộng rãi của đa số công chúng coi TCVM như là một công cụ xóa đói giảm nghèo. Ở nhiều khía cạnh, điều này cũng phản ánh những thách thức và quan ngại to lớn hơn đối với Việt Nam trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế

sang cơ chế thị trường tự do [30].

2.2.2.2. Hành lang pháp lý và các quy định đối với tài chính vi mô

Mỗi khu vực hoạt động của TCVM được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý riêng. Cụ thể:

a. Khu vực chính thức: bao gồm hoạt động của các tổ chức tín dụng có cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Các tổ chức thuộc khu vực này hoạt động trên cơ sở giấy phép do NHNN cấp và chịu sự quản lý, giám sát an toàn của NHNN.

+ NHTM: Chịu sự chi phối của Luật Các tổ chức tín dụng số 47 ngày

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w