Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 41)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

2.1.1.2.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN&PTNT) được thành lập năm 1988 là tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Từ ngày 15/10/1996, Ngân hàng được đổi tên là NHNN&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/10/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Hiện tại, NHNN&PTNT Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn, là DNNN hạng đặc biệt và là một trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước của Việt Nam.

NHNN&PTNT là ngân hàng có số khách hàng lớn nhất Việt Nam; đến 31/12/2010, NHNN&PTNT có quan hệ với trên 30.000 doanh nghiệp và trên 10 triệu cá nhân và hộ gia đình trong đó có trên 3 triệu KH vay vi mô và 5 triệu KH gửi tiết kiệm vi mô trải rộng tại 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch

ở tất cả các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, liên xã trong nước. Hiện nay, NHNN&PTNT chủ yếu làm đại lý cho NHCSXH, người ta nhắc đến ngân hàng này với tư cách là tổ chức tài chính nông thôn nhiều hơn là một tổ chức tài chính chú trọng phục vụ người nghèo. [7]

2.1.1.3.Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hướng đến nhu cầu khách hàng nhất tại Việt Nam được thành lập từ năm 1993 dựa trên mô hình của hệ thống Caisse Popularie của tỉnh Quebec, Canada. Mô hình này được Hiệp hội các hợp tác xã tín dụng (DID) đưa vào Việt Nam và sau đó được NHNN áp dụng vào hoạt động tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. Quỹ tín dụng Trung ương (QTDTW) được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã và Luật các TCTD, chịu sự giám sát của NHNN theo quy định của Luật NH. Tính đến năm 2010 có tổng cộng 1.042 tổng cộng hơn 1000QTDND hoạt động trên 10% xã phường và phục vụ khoảng 1,7 triệu thành viên trong đó khoảng 50% là hộ nghèo [26]. Quỹ đóng một vai trò tích cực trong việc cung cấp nguồn tín dụng cho khu vực nông thôn. So với 2 NH trên thì QTDND gần với người vay hơn, chú trọng đến nguyên tắc tiết kiệm đi kèm với tín dụng. Mặc dù các quỹ này đã hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thì cũng không được phép mở rộng phạm vi ra khỏi xã nơi mà các quỹ này đăng ký. Điều này đã cản trở sự phát triển của các quỹ.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 41)