Cán bộ nghiệp vụ

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 104)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

3.3.4.2. Cán bộ nghiệp vụ

Thứ nhất là việc tuyển dụng nhân sự

Sự cạnh tranh giữa chất lượng dịch vụ cho người nghèo cần phải kể đến nhân viên tham gia vào hoạt động cung cấp trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng. Họ là những người làm việc cùng khách hàng nên phải hiểu được khách hàng của mình là ai, cần gì và mình sẽ làm gì để cân bằng lợi ích của hai bên. Người nghèo thông thường có nhận thức kém, mặc cảm với số phận và lảng tránh với những thủ tục giấy tờ rắc rối. Cần tuyển dụng cán bộ thực hiện hoạt động này từ chính cộng đồng địa phương. Họ tìm hiểu kỹ lưỡng tình

trạng gia đình của khách hàng cũng như thu nhập, người nghèo cạnh họ đang cần gì từ các tổ chức, thực trạng nghèo của họ như thế nào, địa lý thuận lợi cho việc sử dụng vốn như thế nào. Những người thẩm định và xét duyệt đơn vay vốn cũng là những người ở địa phương để tiết kiệm chi phí quản lý.

Thứ hai là năng lực nhân sự

Đào tạo nguồn nhân lực là điều không thể thiếu để phát triển hoạt động TCVM. TCVM nối liền ngân hàng với mục tiêu xã hội vì vậy năng lực cần thiết phải xây dựng ở tất cả các cấp từ thể chế tài chính qua sự điều chỉnh, giám sát con người và hệ thống thông tin tới sự phát triển của chính phủ và nhà tài trợ. Các TC hoạt động TCVM có thể phối hợp với nhau để cùng đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ trong ngành, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm. Một vấn đề nghiêm trọng cần được chú ý hơn cho các TC hoạt động TCVM là sự thiếu đạo đức cho vay thương mại. Do các khoản vay này thường là các khoản vay ưu đãi từ chính phủ đến các hộ người nghèo thông qua các đoàn thể địa phương nên được chính phủ bao cấp hết mọi khoản rủi ro, mất mát của vốn vay. Trong khi để các TC hoạt động TCVM phát triển bền vững thì phải tính đến yếu tố lợi nhuận. Như vậy cần phải tăng cường tư cách đạo đức cá nhân để giúp cho các mục tiêu hoạt động của các TC hoạt động TCVM không đi lệch hướng so với mục tiêu xã hội của mình.

Thứ ba là kỹ năng tư vấn

Khi người nghèo tìm đến các TC hoạt động TCVM tức là khi họ cảm thấy có hi vọng về nguồn vốn và sự mới mẻ so với cách họ vẫn thường lui tới người thân, hàng xóm, họ hàng…để vay mượn lúc túng quẩn. Chính vì hiểu được tâm lý của người nghèo khi họ cần vốn và dịch vụ, cán bộ tín dụng phải có kỹ năng tư vấn, tránh làm họ bị tổn thương.

Thứ tư là duy trì và tìm kiếm khách hàng

những người tạo nên uy tín cho tổ chức cũng như gián tiếp tìm kiếm thêm khách hàng mới cho tổ chức. Cần nâng cao hoạt động tìm kiếm khách hàng để duy trì và phát triển bền vững.

Thứ năm là duy trì sự ổn định trong bộ máy nhân sự

Các TC hoạt động TCVM cần tính toán hợp lý để bù đắp chi phí hoạt động, đồng thời tạo sự ổn định thu nhập cho cán bộ làm việc, khối lượng công việc và hiệu quả công việc tỷ lệ thuận với thu nhập họ nhận được để duy trì cuộc sống. Đối với các TC hoạt động TCVM nằm trong khuôn khổ pháp lý thì tỷ lệ số KH quản lý trên đầu người phải tuân thủ theo pháp luật. Tuy nhiên tình trạng quá tải - một người phải quản lý đến hàng trăm khách hàng có thể gây ra tình trạng khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 104)