1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô
3.4.1.3. Tạo “sân chơi công bằng” cho các tổ chức tài chính vi mô
TCVM đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của Nhà nước tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Thể hiện bằng việc môi trường chính sách chưa thuận lợi cho các TCTCVM thành lập và phát triển. Nhà nước trong thời gian qua đã dành nhiều nguồn lực bao cấp cho việc cho vay chính sách trong khi không dành chút nào cho TCVM. Các TCTCVM một mặt phải tự đảm bảo về chi phí cho hoạt động bền vững của mình, mặt khác phải bảo đảm sứ mệnh xã hội và nhân đạo của tổ chức là hỗ trợ người nghèo và nghèo nhất, do đó các TC hoạt động TCVM không chỉ đơn thuần nhắm tới mục tiêu lợi nhuận. Việc xóa bỏ lãi suất trợ cấp và nới lỏng quy định về lãi suất là điều kiện tiên quyết cho các TC hoạt động TCVM có thể hoạt động bền vững. NHNN&PTNT và NHCSXH vẫn đang thuộc diện được nhận sự ưu ái từ NHTW. Tuy vậy, đối tượng của NHNN&PTNT hầu hết cũng hướng đến những người có điều kiện khá giả hơn, chủ yếu mở rộng cho vay các DN. Đối với NHCSXH là NH thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thông qua việc thực hiện chính sách lãi suất bao cấp. Hậu quả của tín dụng bao cấp là tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính khiến người nghèo khó tiếp cận được với vốn vay. Chính việc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính làm cho các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam bị hạn chế trong quá trình phát triển, dẫn đến các chương trình của các TCTCVM bán chính thức khó khăn trong quá trình vươn rộng tầm với đến với người nghèo và nhận được sự bảo trợ của NHTW. Đó là sự chưa công bằng đối với các TCVM bán chính thức đang hoạt động trong cùng lĩnh vực. Và có nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn vốn bao cấp thường không đến được với người nghèo ở những vùng khó khăn
[51]. Hơn nữa việc cho vay có bao cấp làm tăng mức độ ỷ lại cho người nghèo, người dân coi đây là một khoản trợ cấp nên không có tư tưởng hoàn trả hay cố gắng để hoàn trả và với tư tưởng như thế, cái nghèo không thoát ra được. Các tổ chức chỉ nên cho người nghèo “cần câu” và chỉ cho họ cách để “câu cá” chứ không nên đưa cho họ cả “con cá”. Vì thế, nhà nước cần hạn chế bớt nguồn tài trợ cho NHCSXH để họ tự phát triển đồng thời xem xét khả năng cung ứng vốn cho người nghèo thông qua vai trò bán lẻ, cùng kết hợp với các TC hoạt động TCVM với tư cách là nhà bán buôn với lãi suất thấp để có mở rộng cho vay đến người nghèo, cần hạn chế cho vay theo chỉ đạo, tăng tính tự chủ về vốn cho NHCSXH. Ngân hàng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo với lãi suất bao cấp cần thay đổi cách thức hoạt động chỉ nên giữ vai trò là người bán buôn với lãi suất thấp cho các TC hoạt động TCVM là những đơn vị có khả năng tiếp cận tốt hơn đến những nhóm mục tiêu, để tổ chức này mở rộng cho vay đến với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương. Tỷ trọng cũng như mức độ vốn mà NHCSXH bơm cho các tổ chức này cần phải cân nhắc nên ở mức vừa phải và ưu tiên phân bổ cấp vốn dựa vào mức độ tiếp cận của từng tổ chức.