1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô
2.4.2.3. Các TC hoạt độngTCVM bán chính thức còn ít khách hàng và
- Số khách hàng của các tổ chức này chỉ bằng 1/2 so với mức bình quân của các tổ chức khác trên toàn cầu và bằng 1/3 mức bình quân của các tổ chức tín dụng vi mô Châu Á, dù được thành lập cùng thời điểm. Giá trị danh mục khoản vay của các tổ chức này bằng 1/10 so với mức bình quân của các tổ chức tín dụng vi mô trên thế giới. Quy mô hoạt động tương đối nhỏ của một số tổ chức hoạt động TCVM chính thức và hầu hết các tổ chức hoạt động TCVM bán chính thức làm tăng cơ cấu chi phí của các tổ chức này tính trên mỗi khách hàng mà họ phục vụ và làm hạn chế sự phát triển của hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Hơn nữa các khoản tiền gửi và tài khoản cho vay đối với số dư nhỏ làm tăng chi phí giao dịch cộng với việc không có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khiến cho các tổ chức này tốn nhiều chi phí so với mức đáng ra phải trả. Tác động này còn mạnh hơn đối với các trường hợp các tổ chức TCVM bán chính thức nhỏ hơn và không dự kiến có khả năng chuyển đổi trong ngắn hạn hoặc trung hạn, hay thậm chí là không bao giờ có khả năng chuyển đổi.
- Các dịch vụ cung ứng đơn điệu: Hiện nay, chỉ có NHNN&PTNT là có danh mục dịch vụ đa dạng nhất do có thế mạnh về vốn, công nghệ và mạng lưới rộng khắp. Tuy vậy các tổ chức chủ yếu tập trung vào mảng cho vay sản xuất chiếm tỷ trọng lớn mà chưa chú trọng đến các sản phẩm phi tín dụng. Chi phí giao dịch của khách hàng đói với dịch vụ tài chính còn cao. Có một số nghiên cứu đã chỉ ra nguồn vốn của cả NHNN&PTNT và QTDND đều có xu hướng chảy vào những hộ không nghèo. NHCSXH cũng công bố tỷ lệ dư nợ cho khách hàng nghèo là 97% trong tổng dư nợ, nhưng có một số thông tin cho thấy nhiều khách hàng bị “vay ké” hoặc bị “mượn danh” để vay.
- Việt Nam có khung pháp lý khá tốt cho các ngân hàng thương mại kể cả các Hợp tác xã, QTDTW, QTDND nhưng khung pháp lý cho khu vực tài
chính vi mô chưa hoàn thiện để hoạt động linh hoạt và đạt hiệu quả. Giới hạn phạm vi hoạt động của QTDND trong một xã và điều kiện vay vốn tiên quyết của QTDND phải là thành viên của quỹ, cộng thêm giới hạn về vốn của bản thân quỹ đã khiến cho khả năng tiếp cận của các đối tượng này với QTDND rất hạn chế.
- Khả năng quá nóng tại thị trường tín dụng tầng đáy (dành cho người nghèo, nhóm thu nhập thấp, các doanh nghiệp nhỏ…) tại nhiều khu vực, nơi việc tiếp cận tín dụng tương đối dễ dàng sẽ tạo nên rủi ro của việc các hộ nghèo nợ quá nhiều, do đó tăng rủi ro hệ thống của việc sụp đổ TCTCNT khi các hộ dân không trả được nợ.
- Các cộng đồng dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa không được phục vụ tốt, cho thấy sự yếu kém trong việc phân phối các điểm cung cấp tín dụng theo địa lý và nhu cầu tăng cường điều phối, phân vùng và liên kết thông tin của khách hàng giữa các TCTCNT để xác định khu vực và nhóm khách hàng.
- Khung pháp lý vẫn không rõ ràng và bộc lộ nhiều hạn chế: vốn, bộ máy quản lý...
- Lãi suất vẫn có thể tiếp tục bị kiểm soát bởi NHNN, tạo ra khu vực tài chính méo mó và NHCSXH cũng như nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh khác vẫn được bao cấp.
- Các tổ chức hoạt động TCVM có mức đầu tư còn thấp vì vậy việc mở rộng mạng lưới chỉ thu hẹp được ở một số tỉnh chứ không phải ở 64 tỉnh thành trong cả nước. Mặc dù các tổ chức đã cố gắng để tạo ra sản phẩm mới phù hợp với điều kiện của khách hàng, tuy nhiên sản phẩm của các tổ chức còn hạn chế, chỉ mới tập trung vào cho vay một lần là chủ yếu. Sản phẩm tiết kiệm đi kèm với sản phẩm cho vay, tuy nhiên chưa làm nổi bật được ý nghĩa của sản phẩm tiết kiệm.
- Quản lý điều hành của các tổ chức hoạt động TCVM còn yếu, việc tổng hợp sổ sách và báo cáo còn chỉ tập trung ở một số tổ chức lớn còn với các tổ chức nhỏ tập trung dưới dạng quỹ thì số liệu còn bị thu hẹp đối với những người nghiên cứu cũng như các nhà quản lý vi mô.