Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 31)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

1.3.1.Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

a. Mô hình GB tại Bangladesh

Grameen (GB) ở Bangladesh là một trong những ví dụ tiêu biểu về một TCTCVM phát triển bền vững trên thế giới đã được áp dụng tại hơn 100 quốc gia và được GS Yunus sáng lập ra mô hình này năm 1983.

Grameen có nghĩa là làng xã, là một ngân hàng nhưng với một cách thức tổ chức rất khác biệt so với mô hình của các ngân hàng truyền thống. Đối tượng phục vụ của GB đa phần là những phụ nữ, những người có thu nhập thấp. Và mức thu nhập này được xác định để làm ranh giới cho các đối tượng vay vốn của GB, ranh giới có thể điều chỉnh theo thời gian, lạm phát, mặt bằng sinh hoạt giữa các khu vực.

Những người nghèo muốn tiếp cận được các khoản vốn vay của GB cần phải được tổ chức theo nhóm, thường là nhóm gồm 5 thành viên, sống trong cùng một khu vực dân cư và có kinh tế gần giống nhau. Trong nhóm bầu ra một nhóm trưởng và thư ký. Hàng tuần họp nhóm để xem xét khả năng tài chính, tình hình hoàn trả và sự đảm bảo trong các khoản vốn đó. Nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn hay không trả được nợ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả những thành viên còn lại. Hiện tại, GB đã có số lượng khách hàng là 7,94 triệu người, trong đó 97% là phụ nữ, dư nợ lên tới 8,53 tỷ USD và hoàn trả được 7,59 tỷ USD. Đến nay GB không nhận bất kỳ khoản viện trợ nào từ chính phủ và các tổ chức khác.

b. Mô hình Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới nhưng lại có tỷ lệ người nghèo nhiều nhất trên thế giới. Theo chuẩn nghèo của Chương trình phát triển

của Liên hợp quốc (UNDP) là 1,25 USD thì 20% số người nghèo sống tại Ấn Độ. Chính vì vậy, trong thời gian hơn 15 năm, các chương trình liên kết hoạt động của các tổ chức tài chính chính thức với các nhóm tự giúp nhau (SHG) góp phần hình thành nên một hệ thống hoạt động trong lĩnh vực TCVM thuộc hàng lớn nhất thế giới.

SHG (The self help group) là một nhóm tự quản gồm phổ biến từ 10 đến 20 thành viên trong đó đa phần là phụ nữ. Những khoản vay phổ biến ban đầu từ 2,5 đến 45 USD tính theo giá năm 2007 với thời hạn tối đa là 6 tháng sau đó nhờ huy động thêm những nguồn vốn từ bên ngoài, các khoản cho vay đã được tăng dần lên và thời hạn cho vay dài hơn từ 23 đến 450 USD, thời hạn vay từ 1- 3 năm. Hầu hết các SHG đều có sự liên kết với các tổ chức khác nền tảng tổ chức đó là NGO, nhờ vào sự liên kết này mà các SHG có thêm các nguồn tài chính, giúp nâng cao quản lý, khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tiếp nhận các kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống. Tính đến năm 2009 SHG có 33 triệu khách hàng vay vốn qua 2,23 triệu nhóm SHG. Lãi suất cho vay khoảng 18% đến 24%/năm.

c. Mô hình Indonesia

Indonexia là quốc gia được biết đến trên thế giới với mô hình TCVM rất thành công của The Bank Rakyat Indonesia (BRI), đây là một ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước. Đây là TCVM khá đặc biệt vì hầu hết rất nhiều tổ chức, ngân hàng phục vụ người nghèo thành công đều là tư nhân hoặc các NGO, những tổ chức này có đường lối cũng như nguyên tắc kinh doanh riêng. Ngân hàng này chuyên phục vụ cho những khách hàng có thu nhập thấp, trung bình của xã hội và chủ yếu cung cấp cho các khách hàng ở nông thôn. BRI là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Indonesia với số vốn nhà nước lên đến 70%, có hơn 335 chi nhánh cấp huyện, thị trấn, có 4.417 chi nhánh cơ sở hoạt động với trên 40.000 nhân viên làm việc. BRI rất chú trọng trong việc

huy động các nguồn tiết kiệm dân cư, nhất là những vùng nông thôn, khách hàng nghèo.

Xét về quy mô, tính đa dạng, số lượng các tổ chức TCVM, khả năng thâm nhập thị trường, khả năng sinh lời thì thị trường dịch vụ TCVM ở Indonesia là phát triển nhất thế giới. Hiện tại thị trường TCVM của Indonesia mở rộng tới làng xã với hơn 15.000 đơn vị. Trong đó NHTW Indonesia giám sát trực tiếp khoảng 1.000 đơn vị là các ngân hàng làng xã tư nhân. Đối với các ngân hàng làng xã còn lại, NHTW ủy quyền cho bên thứ hai là ngân hàng BRI và các ngân hàng phát triển đô thị thực hiện chức năng giám sát.

d. Mô hình Philippine

Một trong những mô hình TCTCVM nổi tiếng của Philippine là ngân hàng nông thôn CARDBank, được phát triển trên cơ sở CARD NGO. Hiện nay CARD Bank có tổng tài sản 64,7 triệu USD, với 36 chi nhánh, tổng số khách hàng 430 nghìn người. Việc quản lý các tổ chức tham gia vào thị trường TCTCVM ở Philipin cụ thể như sau:

+ Các tổ chức phi chính phủ TCVM: Hiện tại Philippine chưa có cơ quan chuyên quản lý, giám sát loại tổ chức này. Các tổ chức phi chính phủ chỉ phải đăng ký với Ủy ban chứng khoán dưới hình thức tổ chức phi cổ phần và phi lợi nhuận. Ủy ban chứng khoán chỉ tiếp nhận đăng ký các tổ chức phi chính phủ TCVM mà không ban hành quy định cũng như không thực hiện giám sát.

+ Các NH cung cấp dịch vụ TCVM: Theo quy định của NHTW, đối với các ngân hàng có danh mục cho vay vi mô (số tiền vay không vượt quá 2.800 USD) chiếm trên 50% tổng danh mục cho vay thì được coi là ngân hàng định hướng TCVM.

+ Các ngân hàng hợp tác cung cấp dịch vụ TCVM: Cơ quan giám sát phát triển hợp tác xã là cơ quan ban hành quy định cho các hợp tác xã tín

dụng. Cơ quan này vừa phối hợp với NHTW xây dựng các quy định, chính sách cho hoạt động của hợp tác xã tín dụng vừa thực hiện chức năng giám sát các hợp tác xã tín dụng và các loại hình hợp tác khác có cung cấp dịch vụ tín dụng.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức TCVM nói trên, ở Philippine có Công ty tín dụng và tài chính nhân dân thuộc sở hữu của Nhà nước chuyên cung cấp cho vay bán buôn cho các tổ chức hoạt động TCVM kết hợp với kỹ thuật, tăng cường năng lực cho các tổ chức hoạt động TCVM này.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Dựa trên kết quả thực tiễn đạt được ở các nước trên thế giới cho thấy nông dân, thương nhân, thợ thủ công sản xuất trên quy mô nhỏ đang sinh sống tại những vùng nông thôn và thành thị đã sử dụng rất hiệu quả những món tiền vay ít ỏi. Việc gia hạn đối với những khoản tín dụng nhỏ cùng với sự định hướng và giúp đỡ thích hợp sẽ làm cho sản xuất, việc làm và thu nhập tăng đáng kể. Những dự án được đánh giá là thành công đều kết hợp chặt chẽ khả năng tiếp cận tín dụng nhanh chóng với sự quản lý tài chính có kinh nghiệm.

Trong khi số lượng các tổ chức thành công tăng lên đáng kể thì vẫn còn nhiều công sức, tiền của nhằm phát triển hoạt động này bị đổ ra sông ra biển bởi sự thất bại của những tổ chức chỉ luôn dựa vào trợ cấp. Tỷ lệ nợ quá hạn cao, chi phí quản lý hành chính không ổn định và chậm trễ trong cung cấp dịch vụ là những điều cần phải tránh. Hầu hết các dự án thất bại là do những nguyên nhân sau:

Đối với các tổ chức tài chính: Khi ngân hàng hay các tổ chức tài chính tiến hành thực hiện các hoạt động TCVM thì họ thường:

− Tạo ra trở ngại như yêu cầu phải có giấy đăng ký kinh doanh, bảo đảm cá nhân, giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các tài sản thế chấp khác, đó thường là những cản trở đối với hầu hết các khách hàng tiềm năng.

− Không thân thiện với người nghèo: Hầu hết người nghèo chưa bao giờ nói chuyện với nhân viên ngân hàng hay bước vào ngân hàng.

− Việc cung cấp quá nhiều tài liệu, mất công đi lại nhiều lần và sự chờ đợi không biết đến bao giờ mới được vay tiền tạo ra sự khó khăn đối với người nghèo.

− Cung cấp tín dụng không thích hợp, không đáp ứng được nhu cầu của người nghèo, chờ đợi quá lâu để được gia hạn tín dụng.

Đối với các tổ chức xã hội: Khi các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình thì họ lại thường gây thêm các vấn đề rắc rối. Điển hình là:

− Nhân viên của những tổ chức này có kỹ năng giao tiếp tốt với quần chúng nhân dân nhưng lại ít có kinh nghiệm kinh doanh và thường thiếu khả năng để đưa ra những lời khuyên thích hợp, có lợi cho người dân.

− Mục tiêu kinh doanh và phúc lợi xã hội luôn lẫn lộn vì thế chính họ khó phân biệt mình là nhân viên xã hội hay nhân viên kinh doanh.

− Các dự án thường quá phức tạp - tham gia cả việc lập kế hoạch phát triển thị trường hay lựa chọn kế hoạch sản xuất tập thể, không tập trung tới đối tượng mà họ đang nhắm tới.

− Rất nhiều dự án do các tổ chức dịch vụ xã hội thực hiện rất tốn kém, được bao cấp ở mức cao và khả năng phục vụ khách hàng rất hạn chế. Chỉ một số ít các dự án có mục đích kinh doanh rõ ràng và có tiêu chuẩn đánh giá hoạt động được xác định thì đã trở thành các chương trình thành công. Những chương trình này tập trung cải thiện các hoạt động kinh tế, tạo thu nhập hiện tại và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Từ những kinh nghiệm đó có thể rút ra những bài học có tính nguyên tắc có thể áp dụng tại Việt Nam:

Nguyên tắc 1: Cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp với các đặc điểm của người nghèo và các hộ gia đình thu nhập thấp thông qua:

− Món vay nhỏ, ngắn hạn

− Nhiều vòng vay vốn

− Không áp đặt việc sử dụng vốn vay

− Thân thiện với khách hàng

Nguyên tắc 2: Giảm thiểu chi phí vận hành thông qua:

− Bố trí cơ cấu vận hành hợp lý và tiết kiệm nhất

− Chuẩn hóa quy trình vay vốn

− Phân cấp việc xét duyệt cho vay

− Duy trì phí văn phòng ở mức tối thiểu

− Tuyển chọn cán bộ từ cộng đồng

Nguyên tắc 3: Khuyến khích khách hàng hoàn trả đúng hạn bằng cách:

− Không đòi hỏi thế chấp

− Dùng yếu tố ràng buộc trách nhiệm của nhóm để đảm bảo việc hoàn trả

− Có phần thưởng khích lệ cho những món vay trả sớm

− Xây dựng một hình ảnh danh dự để thể hiện sự nghiêm túc trong việc thu hồi vốn vay

Nguyên tắc 4: Áp dụng lãi suất và phí cho vay đảm bảo đủ trang trải các chi phí

− Trang trải được các chi phí bằng thu nhập từ hoạt động cho vay

− Dự tính trước tỷ lệ hoàn trả. Các hộ kinh doanh thu nhập thấp thường sẵn lòng và có thể trả lãi cao hơn lãi suất thương mại đối với những dịch vụ mà phù hợp với nhu cầu của họ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 31)