Tăng cường đầu tư cho các tổ chức tài chính vi mô phát triển

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 111)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

3.4.1.4. Tăng cường đầu tư cho các tổ chức tài chính vi mô phát triển

- Cho phép các TC hoạt động TCVM tham gia sâu hơn vào các dịch vụ tài chính, làm đại lý cho các NHTM lớn để thực hiện cung ứng dịch vụ đến tận tay người cần vốn và dịch vụ tài chính. Vì bản thân các TC hoạt động TCVM bám sát và hiểu được nhu cầu của người nghèo, hiểu được họ cần gì và muốn được cung ứng gì tốt nhất để thay đổi cuộc sống.

- Hỗ trợ NHNN&PTNT và các NHTM khác có chức năng cho các TC hoạt động TCVM vay các món lớn để kết nối giữa TC hoạt động TCVM với hoạt động của NHTM.

- Xây dựng năng lực cho các QTDND.

cơ chế chuyển đổi thành các TCTCVM nhỏ. Nhà nước cần hỗ trợ dựa trên việc nới lỏng quy chế chuyển đổi, duyệt các kế hoạch chuyển đổi cũng như lựa chọn mô hình pháp lý để sau khi chuyển đổi để các tổ chức đó hoạt động tốt hơn và có quy cũ hơn.

- Cần tạo ra một cổng thông tin về ngành TCVM hoàn thiện hơn so với hiện tại giúp cho mọi người có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về TCVM và sự tin tưởng của người dân đối với các hoạt động của các tổ chức TCVM chưa có thương hiệu ở Việt Nam. Hơn nữa cổng thông tin sẽ trở thành cầu nối giữa người nghèo với chính phủ, TC hoạt động TCVM, hiệp hội về luật pháp, thông lệ…

- Đưa ra những mục đích chung để tài trợ cho các TC hoạt động TCVM. Chẳng hạn như mục đích tài trợ nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo theo chỉ đạo của chính phủ…Với mục đích chung như vậy, các tổ chức vi mô nào đủ điều kiện sẽ nhận được sự tài trợ từ chính phủ.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w