Tự bền vững về tài chính (FSS)

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 70)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

2.3.2.2. Tự bền vững về tài chính (FSS)

Theo chuẩn quốc tế, các TC hoạt động TCVM tự vững về tài chính phải có mức FSS tối thiểu 100%. Tuy vậy, không có TC hoạt động TCVM nào ở Việt Nam đạt mức này.

Mặc dù FSS tính chung của NHNN&PTNT tương đối cao, NHNN&PTNT đã phải đối mặt với lỗ ròng trong những năm 2002-2003, tuy mức độ được cải thiện dần. Mức độ cải thiện về thu nhập cũng được phản ánh trong độ ổn định thu nhập hoạt động. Các khoản thu nhập khác lãi (phí, hoa hồng….) cũng tăng dần lên.

QTDTW cũng đối mặt với vấn đề tương tự của các FSS bình quân chỉ đạt 95,5%. Theo tính toán của WB (2006), mức FSS của các QTDND cơ sở được khảo sát đều thấp hơn mức 100% ở mức trung bình 95%. Tuy vậy, sự bền vững tài chính giữa các QTDND là rất khác nhau. Điều này đã được minh họa ở trên thông qua số lượng QTDND bị rút phép hoạt động qua các năm. FSS của NHCSXH là thấp nhất 48,8%. Nếu tính điều chỉnh cả các khoản mục nguồn vốn rẻ, FSS của các TCTCVM chính thức chắc chắn còn thấp hơn nhiều. Điều này có nghĩa là các TCTCVM chính thức đều đang hoạt động không bền vững về tài chính.

Năm 2010, FSS của CEP đạt 101%, TYM đạt 105% còn lại chủ yếu xấp xỉ đạt được 100%. Bên cạnh đó, có những tổ chức có chỉ số FSS quá thấp như Ninh Phước của M7, Quỹ HTPN PTKT- HCM. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự không tự vững về tài chính của các tổ chức như năng lực điều hành chưa tốt, định hướng phát triển của tổ chức chưa rõ ràng, khung pháp lý chưa tạo điều kiện tối đa để các tổ chức phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình…

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 70)