Hành lang pháp lý và các quy định đối với tài chính vi mô

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 47)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

2.2.2.2. Hành lang pháp lý và các quy định đối với tài chính vi mô

Mỗi khu vực hoạt động của TCVM được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý riêng. Cụ thể:

a. Khu vực chính thức: bao gồm hoạt động của các tổ chức tín dụng có cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Các tổ chức thuộc khu vực này hoạt động trên cơ sở giấy phép do NHNN cấp và chịu sự quản lý, giám sát an toàn của NHNN.

+ NHTM: Chịu sự chi phối của Luật Các tổ chức tín dụng số 47 ngày 16/06/2010 và có hiệu lực ngày 01/01/2011. Dưới Luật là các hệ thống các Nghị định và Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động NHTM. Chưa có quy định riêng cho hoạt động TCVM trong Luật các Tổ chức tín dụng nên chưa khuyến khích được các NH mở rộng cung cấp các dịch vụ xuống sâu cộng đồng người có thu nhập thấp.

+ NHCSXH: NH này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thủ tướng Chính phủ có các quyết định và chỉ đạo riêng về tổ chức và hoạt động đối với NH này. Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý, bao gồm cả trích lập dự phòng. NHNN chỉ ban hành quy định hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ.

+ Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân: chịu sự chi phối của Luật Hợp tác xã năm 2003 và Luật Các tổ chức tín dụng. Hệ thống QTDND chịu sự quản lý, giám sát của NHNN và hoạt động trên cơ sở một hệ thống các văn bản hướng dẫn đầy đủ và đồng bộ do NHNN chủ trì xây dựng, tạo hành lang thông thoáng hơn, chủ động hơn nhưng lại nâng cao tính an toàn hơn.

+ TCTCVM chính thức: NĐ 28/2005/NĐ-CP và NĐ 165/2007/NĐ- CP ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam, khẳng định sự thừa nhận của Nhà

nước về vai trò và vị trí của hoạt động tài chính vi mô trong hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia.

Bảng 2.3. Những nội dung sửa đổi cơ bản của NĐ165

Trước đây (NĐ 28) Hiện tại (NĐ 165 và các TT

hướng dẫn) Hai mức vốn pháp định quy định

cho TCTCVM:

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm tự nguyện, vốn pháp định bắt buộc là ≥ 5 tỷ đồng + Không nhận tiền gửi tiết kiệm tự nguyện, vốn pháp định bắt buộc là ≥ 500 triệu đồng

Chỉ có một mức vốn pháp định :

Nhận tiền gửi tiết kiệm tự nguyện, vốn pháp định bắt buộc là ≥ 5 tỷ đồng

Nếu một định MFI không được cấp phép sẽ buộc phải chấm dứt hoạt động

Một MFI không được cấp phép vẫn có thể hoạt động khi:

Không nhận tiền gửi tiết kiệm tự nguyện và huy động tiết kiệm dưới mức 50% vốn tự có.

Hành lang pháp lý có được từ các văn bản nêu trên đã thực sự hợp lý và chuẩn mực hay chưa sẽ được thực tiễn trả lời, tuy nhiên cần khẳng định Nhà nước Việt Nam cũng đã bắt đầu có những quan tâm nhất định đối với hoạt động tài chính vi mô.

b. Khu vực bán chính thức: việc cấp phép và quản lý hoạt động TCVM của khu vực bán chính thức do các cơ quan quản lý khác nhau thực hiện, tùy thuộc vào loại hình tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ TCVM, cụ thể:

+ Các tổ chức đoàn thể: triển khai các hoạt động tín dụng- tiết kiệm vi mô trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ tại một văn bản cá biệt.

Việc quản lý giám sát hoạt động TCVM được thực hiện thông qua hệ thống phân cấp, ủy quyền ngành dọc 4 cấp (từ TW đến tỉnh/thành phố, huyện/quận và xã phường). Bên cạnh đó, các chương trình/tổ chức do UBND cho phép thực hiện trên địa bàn, UBND cùng tham gia quản lý, giám sát nhưng chỉ ở mức độ nhận và nghe báo cáo, không thực hiện thanh tra định kỳ.

+ NGO quốc tế: hoạt động theo quyết định số 340-TTg ngày 24/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban hành Quy chế hoạt động của các NGO nước ngoài tại Việt Nam”. Ủy ban Công tác về các NGO nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động còn các Bộ, Ban, ngành, UBND tỉnh/thành phố có trách nhiệm giúp đỡ và giám sát việc thực hiện quy chế theo chức trách của mình.

+ NGO trong nước: tuân thủ theo Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003 của Chính phủ “Về tổ chức, hoạt động và quản lý hội”. Theo nghị định này, Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp phép hoạt động cho hội có hoạt động trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh. UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép cho hội có phạm vi tham gia hoạt động trong tỉnh.

c. Khu vực phi chính thức: Ngày 17/11/2006, chính phủ ban hành nghị định số 144/2006/NĐ-CP “về họ, hụi, biêu, phường”. Theo nghị định này, hoạt động của khu vực này bị điều chỉnh bởi Luật dân sự và trường hợp có tranh chấp được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w