Nhận thức của cơ quan chức năng, nhà thực hành và người dân

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 91)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

3.1.2.1. Nhận thức của cơ quan chức năng, nhà thực hành và người dân

hạn chế

- Việc thiếu khuôn khổ pháp lý phù hợp cho tín dụng vi mô đã cản trở và chia cắt thị trường trong nhiều năm, do TCVM với tư cách là một quá trình kinh doanh dịch vụ tài chính bền vững tập trung vào một phân đoạn thị trường những người nghèo nhất chưa được thành lập tốt tại Việt Nam. Xu thế trong chính phủ nói chung vẫn coi TCVM là một công cụ xã hội để chống lại đói nghèo và tín dụng vi mô là một công cụ cho vay chính sách cần được bao cấp. Nói cách khác, một số bên tham gia đồng ý rằng các TCTCVM bền vững phải được tăng trưởng tài chính và mở rộng quy mô trên cơ sở tăng doanh thu của họ chứ không phải là từ các quỹ bên ngoài và cần được ghi nhận như một lĩnh vực phụ trợ quan trọng của hệ thống tài chính dưới sự giám sát của NHNN.

- Sự thiếu đồng bộ và mối quan hệ hợp tác giữa nhiều bên tham gia vẫn còn hạn chế ở tất cả các cấp của hệ thống tài chính Việt Nam. NHNN&PTNT Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội Ngân hàng, là cơ quan cầu nối giữa

các NHTM với NHNN Việt Nam trong khi QTDTW và NHCSXH không phải là thành viên của Hiệp hội này. Một số TC hoạt động TCVM thành lập ra nhóm hoạt động về TCVM (MFWG) trong đó không có sự tham gia của các các tổ chức quần chúng và NHCSXH. Như vậy với yêu cầu cấp thiết về chính sách quốc gia cho TCVM của NHNN Việt Nam, có sự đồng thuận để làm sao có thể tham vấn, đào tạo hiệu quả nhất và thông tin một cách minh bạch cho các nhà ban hành chính sách về các thuận lợi và hạn chế của ngành.

- Phần lớn các TC hoạt động TCVM tại Việt Nam có cơ cấu sở hữu, quản trị điều hành cũng như hoạt động đều yếu và thiếu bền vững về tài chính do cơ sở khách hàng hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc phát triển và cung cấp các sản phẩm tài chính đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường, tác hại xấu đến cơ hội thành công trong việc cấp phép hoạt động cho một TC hoạt động TCVM.

- Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về TCVM và sự không thống nhất trong ý thức hiện nay là không có sự phân cấp trong việc cung cấp TCVM ở Việt Nam. Sự tồn tại của NHCSXH cho vay với lãi suất thấp không dựa trên cơ sở bền vững tài chính, được miễn thuế và có sự bảo đảm của chính phủ, vai trò giám sát của các tổ chức quần chúng và sự chậm bãi bỏ các quy định về lãi suất đã giới hạn hoàn toàn sự phát triển của một lĩnh vực TCVM phát triển mạnh mẽ và ổn định.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w