1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Các quy định pháp lý cho hoạt động của các tổ chức hoạt động TCVM vừa thiếu vừa yếu. Hiện nay, các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của các TC hoạt động TCVM không hề tính đến đặc trưng riêng có khu vực này. Các quy định về quản lý an toàn, về trích lập, xử lý rủi ro, về dự trữ, về phát triển dịch vụ, thuế thu nhập... được áp dụng chung cho mọi loại tổ chức hoạt động TCVM.
- Việc áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế hiện tại chưa được thực hiện tốt. Các quy định của NHNN ban hành liên quan tới các tỷ lệ đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro đã tiến gần tới tiêu chuẩn quốc tế nhưng các chế tài kiểm tra việc thực hiện còn nhiều vấn đề.
chính sách hay chiến lược toàn diện nào đề ra tầm nhìn và định hướng chiến lược của ngành TCVM trong 10 năm tới. Hoạt động TCVM ở Việt Nam được nhận xét là đang còn ở giai đoạn đầu [40] manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Một số tổ chức kiên trì mục tiêu vì người nghèo và bền vững thì phải tự bươn trải và nếu nhận được sự hỗ trợ cũng chỉ là trường hợp cá biệt, ngoại lệ.
- Còn có khoảng cách trong sự nhận biết về tài chính vi mô của chính phủ, các cơ quan chức năng và tài chính vi mô theo chuẩn mực quốc tế. Cách nghĩ cho rằng TCVM là công cụ xóa đói giảm nghèo và tín dụng vi mô càng được bao cấp hoặc chỉ là phong trào của các đoàn thể đã được tồn tại rất phổ biến và rất lâu ở nhiều cấp bộ ngành, ở các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
- Nếu nền kinh tế Việt Nam đang kém phát triển, khu vực nông thôn thu nhập thấp, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của sự thay đổi giá cả, thiên tai.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM
3.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam
3.1.1. Cơ hội cho ngành tài chính vi mô