Tính bền vững của các TC hoạt độngTCVM ngày càng tăng

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 76)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

2.4.1.2. Tính bền vững của các TC hoạt độngTCVM ngày càng tăng

Tất cả các tổ chức hoạt động TCVM hiện nay đều nhận được nhiều sự trợ giúp khác nhau, từ trực tiếp như vốn tài trợ không hoàn lại hoặc không có lãi suất như của NHCSXH hay các NGO, đến các khoản trợ giúp gián tiếp như các khoản vốn lãi suất thấp và các khoản hỗ trợ kỹ thuật như NHNN&PTNT, QTDND, NGO. Tuy vậy, hầu hết các tổ chức hoạt động

TCVM đều đang trong quá trình chuyển mình và đạt được kết quả tốt. Mức độ tự vững về hoạt động OSS của các TC hoạt động TCVM được cải thiện, đặc biệt là NHNN&PTNT, QTDND. Mặc dù FSS và ROA còn chưa đạt yêu cầu so với thông lệ quốc tế, xu hướng tăng lên của 2 nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả về tài chính và nỗ lực tăng tính bền vững của các tổ chức TCVM chính thức ở Việt Nam. NHNN&PTNT và NHCSXH đều đang cải thiện tình trạng lợi nhuận âm của mình và đều đạt kết quả tốt. Một số tổ chức hoạt động TCVM lớn đã đạt được sự tự vững về tài chính.

2.4.1.3. Vai trò của TC hoạt động TCVM đang được khẳng định dần

Theo số liệu chính thức, tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 58% vào năm 1993 xuống còn 14,5% vào năm 2008 và 12,3 % vào năm 2009 đồng thời quyết tâm thực hiện mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015 [33]. Đóng góp lớn trong việc thực hiện mục tiêu này phải kể đến vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.

− Theo báo cáo của WB, có khoảng 50% hộ nghèo phải vay nặng lãi [60]. Với các khoản vay nhỏ, thời gian ngắn phù hợp với nhu cầu của người nghèo đã giúp họ bớt lệ thuộc vào những người cho vay nặng lãi. Đồng thời các khoản tiết kiệm nhỏ của các chương trình này đã giúp người nghèo hình thành thói quen lập kế hoạch chi tiêu, tăng khả năng tiết kiệm, tự chủ về tài chính. Báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới chỉ ra tỷ lệ hộ tham gia dự án nay đã giảm vay nặng lãi từ 50% xuống còn 23%. [60]

− Rất nhiều người khẳng định việc tham gia các chương trình TCVM bán chính thức giúp họ có điều kiện nâng cao nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm làm ăn và trao đổi thông tin. Thông qua hoạt động tập huấn, các buổi sinh hoạt cụm hàng tuần/tháng, chị em được học tập nâng cao kiến thức về các lĩnh vực tiết kiệm- tín dụng, kỹ thuật sản xuất, sức khỏe, dân số kế hoạch hóa gia đình, luật pháp…, được trao đổi kinh nghiệm với chị em trong

nhóm/cụm về các vấn đề trong cuộc sống. Qua việc sử dụng vốn vay, trả gốc và lãi dần và gửi tiết kiệm hàng tháng, kinh nghiệm tính toán làm ăn, chi tiêu trong gia đình của chị em được nâng lên rõ rệt. Đồng thời cơ chế vay trả của dự án làm cho chị em năng động hơn.

− Hoạt động vay vốn cũng giúp phụ nữ tham gia đóng góp nhiều hơn vào hoạt động kinh tế gia đình. Cuộc khảo sát của TYM vào năm 2007 dựa trên khung ý tưởng AIMS/SEEP về đánh giá tác động và sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cho thấy Quỹ đã giúp thành viên đa dạng hóa nguồn thu nhập, có thể mua sắm và nâng cao chất lượng nhà ở, tăng tiết tiệm đồng thời con cái họ được theo học ở bậc cao hơn.

− Phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào các quyết định liên quan đến sử dụng vốn vay, phương hướng sản xuất, chi tiêu, mức độ tham gia các công việc trong gia đình và các hoạt động trong xã hội.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, hoạt động TCVM ở Việt Nam vẫn còn chưa phát triển, thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w