1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô
1.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan
a. Môi trường chính sách, luật pháp
chung và của các TCTCVM nói riêng, hầu hết tất cả các TCTCVM đều chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước nói chung, của một số đơn vị chức năng nói riêng như Ngân hàng Trung ương, Bảo hiểm tiền gửi...Các hoạt động cơ bản của TCTCVM thường phải tuân thủ theo các quy định pháp luật cụ thể như: quy chế về huy động tiền gửi, quy chế gửi tiền thanh toán, quy chế phát hành giấy tờ có giá, quy chế cho vay, quy định về đảm bảo. Mức độ huy động vốn và cho vay đối với mỗi khách hàng thường cũng có các giới hạn cụ thể. Ngoài ra, một số quốc gia còn ban hành các chính sách như giới hạn lãi suất, bảo vệ người gửi tiền, tăng cường tài chính. Môi trường luật pháp nói chung cũng tạo ra khung pháp lý cho các TCTCVM thực hiện các hoạt động của mình trong phạm vi nhất định.
Môi trường luật pháp thuận lợi, khung pháp lý rõ ràng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển hoạt động của các TCTCVM hiệu quả, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức này đối với vấn đề phát triển nông thôn.
b. Môi trường kinh tế
Các yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế tác động tới sự phát triển hoạt động của các TCTCVM là: Môi trường cạnh tranh giữa các TCTCVM và sự phát triển của các TCTC đô thị, sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn và môi trường kinh tế vi mô.
Môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các TCTCVM là động lực rất lớn để các tổ chức này phát triển hoạt động và bền vững. Những tổ chức yếu kém sẽ bị loại khỏi sân chơi, tạo điều kiện cho những tổ chức tốt phát huy được vai trò và hiệu quả hoạt động của mình. Khi các TCTCVM đô thị phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động sang vùng nông thôn, các TCTCVM có thể bị cạnh tranh khốc liệt hơn. Tuy vậy, điều này khuyến khích các TCTCVM hoạt động hiệu quả hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh
hoặc liên kết với các tổ chức tài chính đô thị để tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị và điều hành.
Sự phát triển kinh tế nói chung của khu vực nông thôn có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển hoạt động của các TCTCVM. Các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay và huy động vốn mở rộng hay thu hẹp là do nhu cầu của khu vực kinh tế nông thôn. Thông thường khi nền kinh tế nông thôn phát triển và tăng trưởng cao, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất tăng cao, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, trả lương cao cho người lao động. Mức thu nhập cao tạo điều kiện cho các TCTCVM huy động vốn tốt hơn. Nhưng khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng hay chậm phát triển làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng hóa làm ra không tiêu thụ được thì việc mở rộng sản xuất thì không cần thiết, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất để duy trì. Do đó khi nền kinh tế khủng hoảng nhu cầu vốn cũng giảm và khả năng cho vay của TCTCVM giảm rõ rệt. Bên cạnh đó thu nhập dân cư nông thôn giảm dẫn đến tiết kiệm giảm, nhu cầu sử dụng dich vụ khác cũng giảm theo. Hơn nữa môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện tốt cho sự phát triển của các TCTCVM thông qua các liên kết ngược và liên kết xuôi với các thành phần kinh tế khác trong khu vực nông thôn.
Sự phát triển liên kết của quốc gia với thế giới cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động của các TCTCVM. Hợp tác và cạnh tranh quốc tế mở rộng khả năng các TCTCVM phát triển các hoạt động của mình như chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C, quản lý hộ dự án…. .
c. Môi trường chính trị, xã hội
Đây là môi trường tác động trực tiếp và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển hoạt động của các TCTCVM. Chủ trương, chính sách chính trị hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện mức sống của dân cư nông thôn như giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…sẽ tạo thuận lợi cho các TCTCVM phát triển hoạt động. Bên cạnh đó những quy định luật pháp về hoạt động này càng rõ ràng và chặt chẽ sẽ càng giúp cho cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính ở nông thôn không e ngại, TCTCVM thực hiện không vướng mắc, góp phần hạn chế sự tranh chấp và rủi ro. Quan niệm sống, các yếu tố của đời sống tinh thần, trình độ học vấn, trật tự an ninh va an toàn xã hội là những biến số quyết định đến thói quen, sở thích khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính nông thôn. Ví dụ như ở Bangladesh và một số quốc gia Châu Phi, các TCTCVM thành công đã dựa vào sức mạnh xã hội để mở rộng cho vay theo nhóm, dựa vào niềm tin không nợ nần trước khi qua đời để đòi nợ.
d. Môi trường công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các TCTCVM có thể tạo ra một bước ngoặt cho sự phát triển. Các TCTCVM có thể mở rộng cửa đón lấy các cơ hội nguồn tài chính đổi mới, kết nối với thị trường, truy cập thông tin trực tiếp, chia sẻ kinh nghiệm phát triển hoạt động của mình cũng như học tập các kinh nghiệm phát triển của các TCTCVM khác trên thế giới. Công nghệ thông tin còn giúp các TCTCVM hoạt động hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng các phần mềm quản lý, phần mềm giám sát và quản lý thông tin…. Công nghệ thông tin còn giúp khách hàng của các TCTCVM xóa bỏ các mặc cảm, rào cảm trong việc tham gia các hoạt động tài chính nông thôn, nhất là đối với những người nghèo.