Tự bền vững về hoạt động (OSS)

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 69)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

2.3.2.1. Tự bền vững về hoạt động (OSS)

Tất cả các TC hoạt động TCVM chính thức đều có mức OSS trung bình trên 100% (trừ NHCSXH có mức OSS trung bình là 99,98%). Điều này chứng tỏ nếu sử dụng các số liệu chưa được điều chỉnh bởi lạm phát và các khoản trợ cấp, các TC hoạt động TCVM khu vực chính thức về căn bản có thể đảm bảo bù đắp các chi phí hoạt động của mình.

NHNN&PTNT đạt OSS 120% đã chứng tỏ khả năng tự vững về hoạt động của mình. Điều này có được là do sự đa dạng hóa dịch vụ một cách tương đối của NHNN&PTNT so với các tổ chức khác. Mặc dù tỷ lệ thu khác như thu phí và hoa hồng, thu cổ tức, thu khác…chỉ chiếm khoảng 4-6% tổng thu nhập, bản thân các dịch vụ về tín dụng của NHNN&PTNT cũng đa dạng hơn và cơ sở khách hàng lớn hơn.

Sự bền vững về hoạt động và tài chính của hệ thống QTDND cơ sở chưa được đảm bảo so với tiêu chuẩn 120%. Trong số 53 QTDND báo cáo dữ liệu về tài chính cho NHNN, chỉ có 18 QTDND có lãi cao hơn 1 tỷ đồng, lãi của rất nhiều QTDND ở mức thấp với mức lãi 0,72% - 2,62% điều này cũng phản ánh kỹ năng tính toán kém của họ một cách tương đối so với các TC hoạt động TCVM chính thức khác. Có 7 QTDND nhận được hỗ trợ kỹ thuật rất lớn từ DID trung bình có mức lãi cao hơn nhiều, khoảng 43%. Đối với QTDTW, mức OSS trung bình của QTDTW 106,7% cao hơn NHCSXH nhưng thấp hơn mức tối thiểu 120%. Điều này chứng tỏ khả năng bền vững hoạt động của QTDTW chưa được đảm bảo. Lý do chính là hệ thống QTDND đang trong quá trình hoàn thiện, chấn chỉnh hoạt động. Ngoài chức năng hoạt động như một QTDND thông thường, QTDTW còn là đầu mối về điều hòa vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu hoạt động của các QTDND cơ sở; quản lý các quỹ bảo đảm an toàn hệ thống…Khả năng huy động vốn của QTDTW từ các nguồn khác nhau như nguồn tài trợ song

phương và đa phương của các dự án quốc tế, nguồn ODA, nguồn thương mại trên các địa bàn thành thị….tốt hơn so với các QTDND khác. Tuy vậy, sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM khiến cho các nguồn vốn ngày càng đắt đỏ hơn, trong khi thu nhập của QTDND chỉ tập trung vào các hoạt động tín dụng còn các hoạt động khác rất kém phát triển. Do vậy, mức độ tự vững về hoạt động OSS của QTDTW đạt được trong thời gian qua là một kết quả rất đáng khích lệ.

Mặc dù NHCSXH hoạt động “không vì mục tiêu lợi nhuận” nhưng cơ chế tài chính trong thời gian qua của ngân hàng đã có những bước thay đổi theo hướng đáng khích lệ. Cơ chế quản lý tài chính của chính phủ tài chính đối với NHCSXH đang được thực hiện là cơ chế khoán tài chính như một đơn vị sự nghiệp có thu, nâng cao dần tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Vì vậy, mức OSS của NHCSXH gần đạt 100% tuy chưa đạt độ bền vững về tài chính cần thiết là 120%.

Đối với khu vực bán chính thức, một số tổ chức đạt được OSS trên 120% theo quy định của thông lệ quốc tế như CEP (159%), TYM (123%) và một số tổ chức của M7 (Mai Sơn, Uông Bí, Đông Triều, huyện Điện Biên đạt trung bình đạt 146%) và có xu hướng ổn định.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 69)