Phát triển các dịch vụ mới

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 101)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

3.3.2.2. Phát triển các dịch vụ mới

a. Dịch vụ bảo hiểm vi mô: Sản phẩm bảo hiểm hiện nay cũng là lựa chọn thử nghiệm của rất nhiều TCTD thành thị. Các TC hoạt động TCVM cần chú ý tới sự thay đổi nhu cầu khu vực nông thôn do tác động của quá trình di dân cơ học ra thành thị. Nhu cầu tài chính như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm mùa màng... trở nên quan trọng hơn đối với khách hàng khu vực nông thôn, trong khi nhu cầu tín dụng cho sản xuất kinh doanh tạo thu nhập có xu hướng giảm đi. Theo nghị định 28 của Chính phủ không cho phép các tổ chức TCVM khu vực bán chính thức thực hiện bán bảo hiểm tuy nhiên vẫn có thể hợp tác với các công ty bảo hiểm để thực hiện dịch vụ này.

b. Dịch vụ thanh toán: Đối với dịch vụ thanh toán, hiện nay ngoài NHNN&PTNT, các TC hoạt động TCVM khác hoặc không cung cấp, hoặc cung cấp nhưng quy mô hạn chế. Trong khu vực tài chính nông thôn, VNPT hiện cũng chiếm một thị phần lớn (khoảng 38%) về mảng dịch vụ chuyển tiền. Vì vậy phát triển các dịch vụ thanh toán là cơ hội lớn cho các TC hoạt động TCVM đa đạng hóa hoạt động, tăng cường thu hút khách hàng, tăng nguồn thu và cũng là động cơ để các TC hoạt động TCVM đầu tư chiều sâu cho công nghệ phần mềm, phần cứng, hợp tác với các tổ chức tài chính khác trong và ngoài nước. Tất nhiên các TC hoạt động TCVM muốn phát triển hoạt động này cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của NHNN trước khi dự định triển khai. Sản phẩm thanh toán đơn giản nhất là chuyển tiền cần được thử nghiệm phát triển trước. Còn các dịch vụ thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu hay thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng... sử dụng khi các TC hoạt động TCVM đã kết nối với trung tâm thanh toán bù trừ hoặc kết nối với các NH khác hoặc khi điều kiện về cơ sở vật chất được đáp ứng, đòi hỏi một tầm phát triển cao hơn so với quy mô hiện tại.

c. Dịch vụ phi tài chính: Cần mở rộng sản phẩm phi tài chính với các dịch vụ hỗ trợ giúp khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính tốt hơn. Theo cách tiếp cận tổng hợp, các TC hoạt động TCVM có thể lựa chọn một hoặc một số nhóm dịch vụ hỗ trợ như: nhóm dịch vụ phát triển doanh nghiệp (đào tạo kinh doanh, sản xuất, marketing), nhóm dịch vụ trung gian xã hội (đào tạo quản lý, tính liên kết, nâng cao năng lực xã hội)… Đặc biệt với khách hàng vay vốn trong khu vực nông thôn, các dịch vụ khuyến nông lâm ngư, tư vấn, hỗ trợ ký thuật có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ tài chính cho khách hàng, giúp khách hàng gắn bó trung thành đối với tổ chức. TC hoạt động TCVM có thể lựa chọn thuê một hoặc một số tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực hỗ trợ, hoặc tự cung ứng dịch vụ thông qua phát triển các phòng ban chức năng phối hợp. Trong trường hợp thuê ngoài, TC hoạt động TCVM trở thành đầu mối trung gian hiệu quả nối kết cung và cầu trên thị trường, giúp khách hàng giảm chi phí thuê hỗ trợ thông qua lợi thế quy mô. Thông thường, các TCTCVM chính thức nên áp dụng cách này, còn các TCTCVM khu vực bán chính thức lựa chọn cách thứ hai. Việc lựa chọn phụ thuộc vào quy mô nhu cầu, khả năng thanh toán của khách hàng và khả năng về tài chính – nhân lực của TC hoạt động TCVM .

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 101)