Tiếp cận của các TCTCVM ngày càng rộng

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 73)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

2.4.1.1. tiếp cận của các TCTCVM ngày càng rộng

Về mạng lưới: Mạng lưới và số lượng nhân viên của các tổ chức tài chính nông thôn chính thức phát triển nhanh chóng và ấn tượng trong khi khu vực bán chính thức không tăng đáng kể. Hiện tại, cả NHNN&PTNT và NHCSXH đều có chi nhánh, phòng giao dịch tại tất cả các xã, phường thuộc 63 tỉnh thành trong cả nước. QTDND chưa có mặt tại 9 tỉnh trong khi các TCTCVM khu vực bán chính thức hiện đang có mặt tại 36 tỉnh thành, 132 huyện thị và 2900 phường xã. Lý do khiến cho các TCTCVM chưa mở rộng trong những năm qua là sự hạn chế về vốn, sự chưa rõ ràng trong quy định luật pháp hiện tại về tính pháp lý hiện tại và tính pháp lý của các TCTCVM này chưa rõ ràng, còn đang trong quá trình xây dựng và triển khai.

Số lượng khách hàng: Theo kết quả khảo sát tiêu chuẩn nhà ở tại Việt Nam thì năm 2010 có 55% hộ nghèo đã nhận được vốn vay tín dụng của chương trình TCVM [38].

Biều đồ 2.5. Tỷ lệ tiếp cận dịch vụ TCVM năm 2010

− Thị trường truyền thống của các dịch vụ TCVM tại Việt Nam là để phục vụ cho 24 triệu người nghèo và những người có thu nhập thấp.

NHCSXH, một số QTDND và các TCTCVM bán chính thức vẫn là những nhà cung cấp tín dụng chủ yếu, ngoài các khoản tín dụng được cấp trực tiếp qua kênh NHNN&PTNT Việt Nam và hệ thống các nhà cung cấp phi chính thức hoặc hộ kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu, các nhà cho vay nặng lãi; các nhóm tiết kiệm và cho vay. Rất nhiều trong số này đã phát triển lớn mạnh trong quá trình hợp tác với các tổ chức chính trị xã hội. Theo ADB, ước tính số lượng các nhà cung cấp tín dụng chính thức nói trên hoàn toàn có thể cấp tín dụng cho khoảng 13,6 triệu KH vay vốn, trong đó có khoảng 10 triệu hộ thu nhập thấp, vượt 41% số lượng hộ có thu nhập thấp ước tính trong cả nước. Theo ước tính, số lượng các nhà cung cấp tín dụng phi chính thức nói trên hoàn toàn có thể cấp tín dụng cho khoảng 6,11 triệu KH vay vốn, vượt 12% số lượng hộ có thu nhập thấp ước tính trong cả nước [59]. Như vậy số lượng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô đã tăng trưởng mạnh, quy mô tín dụng và tiết kiệm cũng tăng lên.

Trong năm 2010, số người nghèo đã tiếp cận được với dịch vụ của các TCTCVM khu vực bán chính thức tăng lên đáng kể. Hiện nay, CEP là TCTCVM lớn nhất Việt Nam đã cung cấp tín dụng cho hơn 170.000 người tăng hơn 20% so với năm 2009 và tăng gần 105% so với năm 2007. Tiếp theo là TYM và một số tổ chức khác: Quỹ Khuyến khích Phụ nữ phát triển Uông Bí, Quỹ hỗ trợ Phụ nữ nghèo Hà Tĩnh…

Biểu đồ 2.6. Tăng trưởng thành viên tại CEP và TYM

Nguồn: Báo cáo hoạt động CEP năm 2010; Báo cáo thường niên TYM 2007-2010

Thông qua các chương trình TCVM, người nghèo đã được tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, các tổ chức này hiện nay hoạt động với quy mô nhỏ bé, thiếu hiệu quả và đóng vai trò khá khiếm tốn trong việc dẫn vốn về khu vực nông nghiệp, nông thôn tới người dân nghèo và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các hợp tác xã.

− Nghiên cứu của Th.S Nguyễn Quốc Nghi (ĐH Cần Thơ) tại 254 hộ nghèo ở tỉnh Đồng Tháp [25] cho thấy: Các hộ nghèo có thể tiếp cận với nhiều nguồn tín dụng khác nhau, bao gồm cả tín dụng chính thức và phi chính thức và khi tiếp cận các nguồn tín dụng, các hộ nghèo đều có mục đích sử dụng vốn khác nhau. Mục đích đó còn phụ thuộc vào chủ hộ hoặc là chương trình cho vay của chính phủ. Tuy nhiên sau khi nhân được nguồn tiền thì không phải tất cả các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nguồn tín dụng chính thức đúng mục đích hay một phần vốn đúng mục đích đều thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức. Điều

này cũng có hiểu vì thực tế khi quyết định tiếp cận tín dụng phi chính thức thì hộ nghèo đã biết lãi suất cao vì thế phải đến mức độ cần thiết như thế nào thì họ mới quyết định đi vay từ nguồn này. Và một vấn đề mà nghiên cứu đưa ra là sự tham gia hội đoàn thể địa phương, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tác động cùng chiều đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức.

− Đa số các ý kiến cho rằng thị trường dịch vụ TCVM tại Việt Nam là để phục vụ cho 24 triệu người nghèo và những người có thu nhập thấp. NHCSXH, một số QTDND và các TCTCVM bán chính thức vẫn là những nhà cung cấp tín dụng chủ yếu, ngoài các khoản tín dụng được cấp trực tiếp qua kênh NHNN&PTNT Việt Nam và hệ thống các nhà cung cấp phi chính thức hoặc hộ kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu, các nhà cho vay nặng lãi; các nhóm tiết kiệm và cho vay. Rất nhiều trong số này đã phát triển lớn mạnh trong quá trình hợp tác với các tổ chức chính trị xã hội. Theo ADB, ước tính số lượng các nhà cung cấp tín dụng chính thức nói trên hoàn toàn có thể cấp tín dụng cho khoảng 13,6 triệu KH vay vốn, trong đó có khoảng 10 triệu hộ thu nhập thấp, vượt 41% số lượng hộ có thu nhập thấp ước tính trong cả nước. Theo ước tính, số lượng các nhà cung cấp tín dụng phi chính thức nói trên hoàn toàn có thể cấp tín dụng cho khoảng 6,11 triệu KH vay vốn, vượt 12% số lượng hộ có thu nhập thấp ước tính trong cả nước [59]. Như vậy số lượng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô đã tăng trưởng mạnh, quy mô tín dụng và tiết kiệm cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 73)