1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, chiến lược phát triển của các TC hoạt động TCVM chưa rõ ràng
Chưa có một chiến lược quốc gia toàn diện đề ra tầm nhìn, mục tiêu và định hướng trong dài hạn làm căn cứ cho cơ quan quản lý, các nhà tài trợ trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức thực hành TCVM xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động cho bản thân tổ chức đó. Trogn bản thân các tổ chức, viêc xây dựng và thực thi chiến lược còn mang tính chất hình thức hoặc chiến lược hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như NHCSXH. Trong tất cả các báo cáo tổng kết hoạt động cuối năm, phần định hướng hoạt động cho năm tiếp theo thường rất chung chung, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là mang tính chất chủ quan, nhiều chỉ tiêu không có tính khả thi. Các định hướng lớn của Chính phủ và các cơ quan quản lý được nhiều TC hoạt động TCVM coi đó là chiến lược phát triển của mình. Tóm lại, cách lập chiến lược và kế hoạch từ trên xuống, không dựa trên một công cụ phân tích chiến lược hiện đại là lý do chính để cho các TC hoạt động TCVM không chuyên nghiệp, không kiên định mục tiêu và định hướng cụ thể.
Thứ hai, tính chất sở hữu và mô hình tổ chức của nhiều tổ chức hoạt động TCVM còn nhiều bất cập
NHCSXH là TC hoạt động TCVM có khả năng hướng trực tiếp tới người nghèo. Tuy nhiên, ngân hàng hiện tại chỉ hoạt động theo nguồn cung định hướng và do một số mục tiêu chính trị, xã hội “ bao trùm”. Để NHCSXH có thể trở thành một đơn vị kinh doanh dịch vụ tài chính nông thôn thành
công, nó phải được phép hoạt động như một ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng có thể tăng khả năng huy động vốn. Ngân hàng còn cần phải thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức, văn hóa và cách thức hoạt động để có thể đáp ứng nhanh và tốt nhất nhu cầu thị trường. Đây không phải là một điều dễ dàng thực hiện được và cần có mô hình thích hợp để chuyển đổi dần.
Hiện tại, NHNN&PTNT là nhà cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn lớn nhất đối với các nông hộ ở Việt Nam, nhưng lại chưa có một bộ phận chuyên trách về hoạt động tài chính nông thôn. Tất cả các sản phẩm, quy trình phân tích khách hàng và định giá sản phẩm, quản lý rủi ro... đều chung cho toàn hệ thống, tức là chung giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Điều này gây ra sự cứng nhắc, làm giảm tính hiệu quả của các tổ chức này khi hoạt động trong khu vực nông thôn.
Đối với hệ thống QTDND, sự liên kết chặt chẽ giữa các QTDND cơ sở rất lỏng lẻo. Các QTDND cơ sở hiện nay còn tồn tại và hoạt động khá độc lập nhau, quy mô nhỏ bé, chưa nhận được sự trợ giúp cần thiết từ QTDTW và hiệp hội QTDND. Mô hình tổ chức hiện nay của QTDND còn nhiều bất cập, vừa cồng kềnh vừa không hiệu quả, dễ bị một hoặc một số thành viên trong hội đồng quản trị thao túng.
Các chương trình TCVM ở khu vực phi chính phủ thiếu sự liên kết và thống nhất về mô hình, phương pháp tiếp cận. Nhiều dự án TCVM mang tính thử nghiệm, tự phát nên đa dạng, manh mún, cán bộ kiêm nhiệm, không có tính chuyên nghiệp, không định hướng để phát triển lâu dài. Một số tổ chức do thiếu thông tin, thiếu kỹ năng quản trị, điều hành đã định hướng sai mô hình, quản lý tài chính yếu kém, không an toàn và vì vậy đã không thể tiếp tục hoạt động sau khi được tài trợ rút khỏ chương trình và bàn giao cho địa phương tự quản lý.
Thứ ba, tiềm lực tài chính còn yếu kém.
Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các TC hoạt động TCVM quá nhỏ bé so với nhu cầu tài chính trong khu vực nông thôn và so với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. NHNN&PTNT và NHCSXH có quy mô vốn chủ sở hữu ở mức trung bình so với các NHTMNN nhưng các chi nhánh hoạt động trong khu vực nông thôn có mức vốn thấp, từ 10- 100 tỷ VND đối với các chi nhánh cấp I. Các QTDND cơ sở có mức vốn trung bình rất nhỏ bé, với mức trung bình 573 triệu VND/quỹ năm 2005 và 876 triệu VND/quỹ năm 2010. Các TCTCVM/NGOs thường nhỏ hơn với mức vốn chủ sở hữu từ 100- 300 triệu VND. Khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của các TC hoạt động TCVM rất giới hạn. Hiện tại, chỉ có NHNN&PTNT và NHCSXH được quyền huy động tiết kiệm từ dân cư, còn QTDND chỉ được phép huy động từ các thành viên và các TCTCVM huy động tiết kiệm bắt buộc, về thực chất là một dạng “tài sản bảo đảm”. Đối với NHCSXH, trần lãi suát cho vay thấp khiến cho động cơ huy động vốn từ tiết kiệm của ngân hàng này không cao.
Các tổ chức TCVM bán chính thức có nguồn vốn hoạt động hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức phát triển của mốt số nước giàu đưa vào để làm từ thiện (chỉ một phần nhỏ nguồn vốn được tích lũy từ vốn góp tiết kiệm của thành viên và lợi nhuận để lại, trong khi đó nguồn này tài trợ chủ yếu chỉ nhằm mục đích tạo dựng mô hình, xây dựng tổ chức và chuyển giao công nghệ về TCVM.
Thứ tư, lãi suất chưa được đáp ứng phù hợp
Trong mọi trường hợp, tất cả những tổ chức khác tham gia vào thị trường tài chính vi mô hiện chưa đưa ra mức lãi suất thị trường như không hề ảnh hưởng xấu đến sự chấp nhận của hộ nghèo đối với thị trường, bằng chứng là sự tăng lên ổn định tổng mức độ tiếp cận cộng đồng của các tổ chức này .
Nhiều bằng chứng đã được chứng minh, đối với người nghèo ở nông thôn, việc tiếp cận các dịch vụ tài chính mang tính ổn định và lâu dài quan trọng hơn là vay với lãi suất thấp.
Bảng 2.12. So sánh mức vay và lãi suất cho vay trung bình (2008-2010)
Tổ chức tín dụng
Khoản vay trung bình
(USD)
Lãi suất trung bình/tháng
NHCSXH 521 0,65 %
NH NN&PTNT 1.094 1-1,08%
QTDND 769 1,25%
Khu vực TCVM bán
chính thức 125-200 1-1,5% (tính theo dư nợ ban đầu)
Nguồn: ADB, 2010 [42]
Ngoài tác động bất lợi thông thường của tổ chức tín dụng ưu đãi đối với việc thực hiện chắc năng và phát triển đúng đắn của ngành tài chính vi mô, một lý do thuyết phục để phản đối lại việc cho vay ưu đãi của NHCSXH là lợi ích về mặt tiền tệ đem lại cho các cá nhân và hộ gia đình đi vay rất nhỏ, không thể hợp lý hóa cho gánh nặng tài chính ngày càng gia tăng của Chính phủ khi phải trợ cấp cho các khoản vay ưu đãi đó. Nghịch lý là do lượng cho vay trung bình của NHCSXH nhỏ (trung bình 521 USD) và có sự chênh lệch không đáng kể giữa lãi suất cho vay ưu đãi trung bình của NHCSXH là 0,65 %/tháng so với mức lãi suất trung bình của NHNN&PTNT, ngân hàng cho vay dẫn đầu trên thị trường tài chính cũng như lãi suất cho vay của hầu hết các QTDND với khoảng 1%/tháng. Sử dụng con số cuối năm 2009 của NHCSXH và áp dụng so sánh sự khác nhau giữa lãi suất cho vay giữa NHNH&PTNT và NHCSXH, khách hàng hộ nghèo của NHCSXH chỉ được hưởng lợi khoảng 33.735 VND/hộ/tháng do sự ưu đãi mang lại khoảng trên 8.000 VND/người/tháng dụa trên mức trung bình 4 thành viên/hộ. Mặt khác, chi phí mất đi đối với Chính phủ về thu nhập từ
lãi suất cộng dồn cho 3,8 triệu hộ nghèo có thể đạt tới mức 6,93 triệu USD/tháng, hoặc khoảng 83 triệu USD/năm.
Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực không cao
Tất cả các TC hoạt động TCVM đều bị hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực, kể cả các TC hoạt động TCVM chuyên biệt. Tình trạng quá tải với khối lượng công việc của cán bộ tín dụng diễn ra hầu hết ở các tổ chức TCVM đặc biệt là NHNN&PTNT và NHCSXH.
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ Khách hàng/Nhân viên
Nguồn: Tổng hợp từ The Mix.org
NHNN&PTNTcó khả năng tốt nhất để thu hút được một khối lượng lớn các nhân viên có trình độ chuyên môn đúng ngành do chính sách chung của ngân hàng. Tuy nhiên, trung bình mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý khoảng 5 tỷ VND với 1040 khoản vay. Điều này dẫn đến tình trạng cán bộ tín dụng khó kiểm soát được khách hàng, dễ gây ra rủi ro đạo đức từ phía khách hàng.
Đối với NHCSXH, nhân viên của NHCSXH phần lớn là các cán bộ của NHNN&PTNT chuyển sang, sự kết hợp giữa quy định chính sách về tín dụng cấp và sự thiếu hụt chuyên môn về tài chính trong NHCSXH đã dẫn tới việc cung ứng dịch vụ hướng theo nguồn cung chứ không dựa trên phân tích nhu cầu. Giống như NHNN&PTNT, nhân lực của NHCSXH đang phải đối mặt với những khó khăn về năng lực hiểu biết thị trường, lập kế hoạch kinh
doanh, áp dụng hệ thống hoạt động, cơ chế phân phối và định hướng khách hàng hướng theo nhu cầu thay đổi của đối tượng nghèo.
Các tổ chức TCVM bán chính thức cũng gặp vấn đề lớn về nhân lực ngay cả các tổ chức lớn như CEP, TYM. Nguồn nhân lực của các tổ chức này có kỹ năng lập kế hoạch và phát triển cộng đồng tốt. Tuy vậy, kỹ năng chuyên môn về tài chính nông thôn, về kiểm soát nội bộ, kiểm tra kỹ thuật ... rất kém. Hầu hết nhân lực làm việc bán thời gian.
Thiếu năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và giám sát hoạt động TCVM tại các tổ chức hoạt động TCVM là hiện tượng phổ biến. Việc tuyển dụng, đào tạo và giữ chân các cán bộ quản lý cao cấp đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của pháp luật là một thách thức lớn đối với các tổ chức này do môi trường và điều kiện làm việc rất đặc thù. (Nhiều khó khăn, chi phí lớn do hầu hết đối tượng của các chương trình TCVM là người nghèo và rất nghèo sinh sống ở các địa bàn không thuận lợi, đi lại khó khăn, đặc biệt trong tình trạng khan hiếm cán bộ tài chính- ngân hàng cấp cao hiện nay.)