Môi trường pháp lý và chính sách về tài chính vi mô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 45)

1 .2 Đặc trưng của hoạt động tài chính vi mô

2.2.2.Môi trường pháp lý và chính sách về tài chính vi mô ở Việt Nam

2.2.2.1. Chính sách tài chính vi mô

Chưa có bất kỳ một chiến lược quốc gia nào về phát triển TCVM ở Việt Nam. Các nguyên tắc cơ bản cho một ngành TCVM hoạt động có hiệu quả với nền móng vững chắc cũng không được áp dụng rộng rãi trong quá trình hoạch định chính sách. Tuy nhiên theo một số chỉ số hiện nay NHNN đang thảo luận về một dự án, trong đó cơ cấu phần xây dựng chiến lược phát triển hệ thống TCVM quốc gia trong tương lai. Mặc dù vậy TCVM vẫn được đa số đánh giá như là một công cụ xã hội để chống lại đói nghèo và vì thế không nằm trong các hoạt động thông thường của hệ thống tài chính. Cách tiếp cận này được phản ánh tại hầu hết các chính sách của chính phủ về xóa đói giảm nghèo, cụ thể là 3 nội dung sau:

nước hoàn toàn làm hạn chế khả năng quy định mức lãi suất có thể bù đắp chi phí tại các TCTCVM.

− Các khoản cho vay từ nguồn hỗ trợ của chính phủ cho NHCSXH, là ngân hàng thực hiện cho vay chính sách ở mức lãi suất thấp và không dựa trên cơ sở bền vững tài chính, không phải chịu đánh thuế và được chính phủ bảo đảm, phạm vi tiếp cận rộng nhưng không dựa trên cơ sở thị trường dẫn đến sự biến dạng nguyên tắc tài chính trong toàn bộ hệ thống tài chính cũng như ảnh hưởng đến tình hình TCVM dựa trên cơ sở tính bền vững. Giả định cho rằng người nghèo không có khả năng vay vốn theo lãi suất thị trường đã được chứng minh là sai lầm ở bất kỳ đâu trên thế giới. Việc tiếp cận lâu dài các dịch vụ tài chính ổn định là những dịch vụ được cung cấp với độ tin cậy cao, được cho là quan trọng hơn các khoản vay với lãi suất thấp do các tổ chức tài chính hoạt động không dựa trên cơ sở bền vững tài chính cung cấp. Bởi vậy không có lý do gì Việt Nam lại nên làm khác đi.

− Đến nay, cơ sở pháp lý cho cung cấp dịch vụ TCVM ở Việt Nam chính là quan hệ hội viên với các tổ chức chính trị xã hội, UBND địa phương hay một cơ quan tương tự được ủy quyền cung ứng các dịch vụ tài chính. Các tổ chức chính trị xã hội với các chương trình xã hội rộng lớn được chuẩn bị tương đối tốt trong việc hỗ trợ huy động vốn từ các hội viên nghèo nhất song thiếu lý do để bảo vệ phương pháp tiếp cận mang nặng tính thương mại hơn đối với lĩnh vực TCVM, bất luận những lợi ích to lớn các TCTCVM đã cung cấp như tài trợ cho dự án, tạo việc làm và cung cấp dịch vụ cho các hội viên.

Việc thiếu vắng một môi trường chính sách mang tính chặt chẽ và một hệ thống TCVM hoạt động theo hướng thương mại hóa phản ánh nhận thức rộng rãi của đa số công chúng coi TCVM như là một công cụ xóa đói giảm nghèo. Ở nhiều khía cạnh, điều này cũng phản ánh những thách thức và quan ngại to lớn hơn đối với Việt Nam trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế

sang cơ chế thị trường tự do [30].

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động tài chính vi mô tại việt nam (Trang 45)